Bài viết trình bày bốn vai trò của hệ thống đổi mới quốc gia, đó là: hỗ trợ những thực thể thực hiện đổi mới bằng những khuyến khích và cơ chế thích hợp, tháo bỏ những trở ngại đối với sáng kiến đổi mới, xây dựng những cơ cấu nghiên cứu có tính đáp ứng, và tạo dựng dân số có khả năng sáng tạo, cầu thị. | Hệ thống đổi mới đang hình thành và vai trò của Nhà nước 26 HỆ THỐNG ĐỔI MỚI ĐANG HÌNH THÀNH VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ThS. Nguyễn Võ Hưng Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ Tóm tắt: Khái niệm hệ thống đổi mới được phát triển từ những nghiên cứu lấy bối cảnh của các nước phát triển. Việc sử dụng một cách máy móc cách tiếp cận này cho các nước đang phát triển có thể đưa đến những nhận định sai lầm. Tại những nước đang phát triển có nền kinh tế mở, một hệ thống đổi mới đang hình thành với tương tác chủ đạo giữa các doanh nghiệp, với sự chi phối của các yếu tố nước ngoài, và vai trò khiêm tốn của các cơ quan KH&CN nên được coi là điều bình thường. Sự chưa đầy đủ của hệ thống không nên được coi là yếu kém. Học hỏi, lan truyền đổi mới quan trọng hơn R&D. Vai trò Nhà nước trong hệ thống này cũng sẽ phải được nhìn nhận lại. Quan tâm chính sách cần chú ý hơn tới những thể chế hỗ trợ học hỏi, trong đó hoạt động khuyến công nghệ cần được khai thác tốt hơn. Việc xây dựng nền tảng cho sự phát triển của hệ thống đổi mới có thể quan trọng hơn những biện pháp rời rạc nhằm vào một số đối tượng thụ hưởng hạn hẹp. Từ khóa: Hệ thống đổi mới; Vai trò của Nhà nước. Mã số: 14061202 1. Hệ thống đổi mới Joseph Schumpeter (1883 - 1950) được coi là người đầu tiên đưa ra khái niệm đổi mới theo nghĩa hiện đại được dùng ngày nay. Đặc điểm cốt lõi của đổi mới là tính “được thực hiện”, hay “được đưa vào sử dụng”. Đổi mới cũng khác nghiên cứu và thực tế không nhất thiết phải là kết quả của nghiên cứu. Trong nhiều trường hợp, đổi mới là kết quả của việc sử dụng những tri thức công nghệ sẵn có theo cách mới. OECD (2005) nêu định nghĩa đổi mới là việc thực hiện (implementation) một sản phẩm (hàng hóa hoặc dịch vụ) mới hoặc được cải tiến đáng kể, hoặc (việc thực hiện) quy trình (công nghệ), phương pháp tiếp thị mới, hoặc một phương pháp tổ chức mới trong hoạt động kinh doanh, trong tổ chức nơi làm việc hoặc trong quan hệ với bên ngoài. Có bốn loại đổi mới, bao gồm: (i) đổi mới sản .