Bài viết này trình bày về chính sách KH&CN của Hàn Quốc những năm 1980 và 1990 đóng vai trò là nguồn động lực cho giai đoạn bắt kịp. Những nỗ lực bắt kịp này đã được hệ thống KH&CN quốc gia khai thác và tập trung vào các tổ chức nghiên cứu do Chính phủ tài trợ (GRIs) đã xây dựng trước giai đoạn này. | JSTPM Tập 3, Số 2, 2014 69 LỊCH SỬ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI: CHÍNH SÁCH KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI (STI) TRONG GIAI ĐOẠN BẮT KỊP CÔNG NGHỆ1 TS. Sungjoo Hong2 Viện Chính sách KH&CN (STEPI) 1. Giới thiệu Hàn Quốc đã nâng cao vị thế toàn cầu của mình dựa vào công cuộc công nghiệp hóa trong những năm 1960 và 1970. Tuy nhiên, Hàn Quốc vẫn phải chịu những gánh nặng lớn về kinh tế và xã hội phát sinh do tăng trưởng. Cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1979 làm cho giá dầu tăng cao và đã đặt ngành công nghiệp hóa chất cơ bản trong nước rơi vào tình trạng khó khăn. Về phương diện kinh tế, Chính phủ Hàn Quốc thừa nhận rằng cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng xuất khẩu phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu thô đã không còn bền vững. Hơn thế nữa, từ khía cạnh xã hội, Hàn Quốc cũng gặp khó khăn trong việc duy trì cơ cấu công nghiệp dựa vào lực lượng lao động có mức lương thấp do sự phát triển của phong trào bảo vệ quyền lợi lao động và phong trào đòi dân chủ ngày càng mạnh mẽ. Những năm 1980, Chính phủ Hàn Quốc đã tìm ra “các giải pháp công nghệ” để giải quyết những vấn đề do công nghiệp hóa theo hướng xuất khẩu gây ra. Chiến lược “định hướng công nghệ” của Chính phủ đã thiết lập mục tiêu chung thay thế cho “định hướng xuất khẩu” lúc đó và đã đạt được thành công ở cả khu vực công lập cũng như tư nhân trong việc “bắt kịp công nghệ” với các nước phát triển. Sau đó, Hàn Quốc đã nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp công nghệ cao. Trong quá trình bắt kịp công nghệ từ trong các ngành công nghiệp nhẹ (như dệt may) vốn đang đóng góp lớn cho xuất khẩu cũng đã bắt đầu giảm dần; và các ngành công nghiệp công nghệ cao (như điện tử, máy tính và truyền thông) đã trở thành những ngành công nghiệp chủ chốt. Tại thập niên 90, ý tưởng bắt kịp công nghệ đã được duy trì để thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ cao. Trong thời gian này, hiện tượng toàn cầu hóa nhanh đã củng cố nền tảng cho chiến lược phát triển công nghệ; 1 Nguồn: Tạp chí STI policy review, Tập 2, Số 4, Mùa đông năm .