Đề tài nghiên cứu trình bày nội dung như sau: Cơ sở lý luận về thực trạng công tác giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ tại trường mầm non “Bình Minh”, Núi Thành, Quảng Nam; thực trạng công tác giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ tại trường mầm non “Bình Minh”, Núi Thành, Quảng Nam; một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ tại trường mầm non “Bình Minh”, Núi Thành, Quảng Nam,. . | Qua đề tài này tôi thấy hoạt động nhận thức của trẻ khuyết tật nói chung và ở dạng khuyết tật ngôn ngữ của trẻ nói riềng là một trong những yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình dạy học cho đối tượng có nhu cầu dạy học và giáo dục đặc biệt này. Có một số nhận định cho rằng nếu trẻ bị khuyết tật ngôn ngữ không được can thiệp kịp thời trong thời kỳ thơ ấu có thể sẽ ảnh hưởng tới trí lực khi trẻ đến tuổi trưởng thành bởi vấn đề hạn chế kỹ năng ngôn ngữ thường kéo theo nguy cơ không hòa nhập được trong ngữ cảnh xuất hiện cũng như các hoàn cảnh phổ biển thường gặp khác trong các giờ dạy học cần tính đến những đặc điểm hết sức đặc trưng của từng dạng trẻ khuyết tật để có những nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nhận thức và khả năng hiểu biết về ngôn ngữ của trẻ nhằm đạt hiệu quả tối ưu. Bên cạnh đó các giáo viên cần phối hợp cới các đoàn thể tổ chức của trường, bạn bè của trẻ khuyết tật ngôn ngữ, cần tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động giao tiếp trong các môi trường xung quanh trẻ, đặc biệt ở người giáo viên trong quá trình tiếp xúc với trẻ cần hết sức tôn trọng trẻ thông qua việc luôn tin tưởng khả năng giao tiếp. Hướng đến việc điều chỉnh trình độ của giáo viên phù hợp với khả năng giao tiếp của trẻ, đồng thời giáo viên cần phải quan sát và ghi chép thường xuyên những biểu hiện hành vi giao tiếp của trẻ để có thể có kế hoạch hướng dẫn và tổ chức hoạt động học cho trẻ tiếp theo. Cần nâng cao năng lực giáo viên, cán bộ quản lý thêm kiến thức về chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật, khơi dậy tình cảm của mọi người đối với những trẻ kém may mắn, giáo dục trẻ có trí tuệ bình thường và trẻ khuyết tật ngôn ngữ nhằm phát triển nhân cách cho trẻ. Ngoài ra, phát huy những thế mạnh của trẻ chậm phát triển trì trệ và hạn chế những khiếm khuyết cho trẻ, giúp trẻ phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần, tạo cơ hội phát triển toàn diện cho trẻ để giúp ích cho đất nước sau này. Chính vì vậy việc giáo dục và chăm sóc cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ mang ý nghĩa to lớn đối với người giáo viên mầm non, là một trong những điều kiện giúp trẻ khuyết tật ngôn ngữ để hoàn thành bài tiểu luận này, ngoài sự nổ lực của bản thân giúp đỡ của các thầy cô và đoàn thể trường mầm non “Bình Minh” cùng với các phụ huynh cũng như sự động viên, khuyến khích của bạn bè, gia đình và người thân.