Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm nhận xét bước đầu về kết quả ghép thận từ người hiến sống không cùng huyết thống. Đánh giá độ an toàn của phẫu thuật lấy thận từ người hiến sống để ghép và tình trạng người hiến sau phẫu thuật hiến thận. | TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 7-2012 KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU GHÉP THẬN TỪ NGƯỜI SỐNG HIẾN TẠNG KHÔNG CÙNG HUYẾT THỐNG TẠI BỆNH VIỆN 103 Bùi Văn Mạnh* TÓM TẮT Nghiên cứu 28 cặp bệnh nhân (BN) ghép thận và hiến thận không cùng huyết thống từ 10 - 2009 đến 4 - 2012, thời gian theo dõi 1 - 30 tháng, bước đầu chúng tôi có nhận xét: - Số cặp hiến và nhận thận phù hợp rất thấp hoặc hoàn toàn không phù hợp HLA chiếm tỷ lệ cao (42,86%), trong đó, 5 cặp không phù hợp hoàn toàn (17,86%). Tỷ lệ BN chậm chức năng thận ghép và thải ghép cấp: 7,14%. 2/28 BN (7,14%) bị đái tháo đường (ĐTĐ) sau ghép, có thể do tác dụng không mong muốn của thuốc chống thải ghép. - Phẫu thuật lấy thận ở người hiến an toàn, không có tai biến và biến chứng lớn trong và sau mổ. 1 BN (3,57%) nhiễm trùng nhẹ vết mổ, 1 BN đau và có rối loạn cảm giác nhẹ kéo dài tại vết mổ. * Từ khóa: Ghép thận; Người hiến thận không cùng huyết thống. PRIMARY OUTCOME OF LIVING UNRELATED DONOR KIDNEY TRANSPLANTATION AT 103 HOSPITAL SUMMARY Study on 28 pairs of living unrelated donor kidney transplantation from October 2009 to April 2012 with 1 - 30 months of follow-up, the results showed: - There was high rate of 5 - 6 HLA mismatches between recipient and donor (), whereas was full mismatches. The rate of delayed graft function and acute rejection were . Post-transplant diabetic rate was , probably due to side effect of immunosuppresive agents. - Nephrotectomy was safety without any significant complications perioprative and post nephrectomy. There was of donor experience postoperative complication such as minor wound infection (), slight painful and sense disorder at incision (). * Key words: Kidney transplantation; Living unrelated donor. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, ghép thận vẫn được đánh giá là phương pháp điều trị thay thế thận hiệu quả nhất để điều trị cho BN suy thận mạn giai đoạn cuối. Từ tháng 7 - 2007, Luật Hiến ghép mô tạng của Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật, một số trường hợp BN .