Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá tác dụng của đại trường châm kết hợp laser châm trong điều trị đau do thoái hóa cột sống thắt lưng. nội dung chi tiết của tài liệu. | TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ NĂM 2012 NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA ĐẠI TRƢỜNG CHÂM KẾT HỢP LASER CHÂM TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG THẮT LƢNG TRÊN LÂM SÀNG Nghiêm Hữu Thành* và CS TÓM TẮT Nghiên cứu điều trị đau do thoái hóa cột sống thắt lưng (CSTL) trên 60 bệnh nhân (BN), chia làm 2 nhóm: nhóm đại trường châm kết hợp laser châm và hào châm các huyệt: Đại trường du, Thận du, Giáp tích L1-L5, Thứ liêu, Uỷ trung. Kết quả: + Tỷ lệ BN ở nhóm đại trường châm kết hợp laser châm đạt kết quả tốt (70%) và khá (26,67%) cao hơn so với nhóm hào châm. + Ngưỡng đau sau điều trị ở nhóm điện châm kết hợp laser châm (K = 1,52), tăng cao hơn so với nhóm hào châm (K1 = 1,38). + Sự cải thiện về mức độ đau, độ giãn CSTL, cải thiện chất lượng cuộc sống sau điều trị ở nhóm điện châm kết hợp laser châm tốt hơn so với nhóm hào châm. * Từ khóa: Thoái hóa cột sống thắt lưng; Đại trường châm; Laser châm. Study of effect of long-needle acupuncture combined laser puncture on lumbar spondylosis Summary Study of treatment of pain due to lumbar spondylosis was conducted in 60 patiens. The patients were divided into two groups: the first group was used big-long needle acupucture combined with laser puncture; the second one was used acupuncture. The points UB 23, UB25, paravetebral L1-L5, UB 32, UB 40 were used for both. Results: + The percentage of patiens in the first group achieved very good results (70%) and good results () higher than the second one. + Pain threshold after treatment in the first goup (K = ) was higher than the second one (K = ). + The improvement of the level of pain, stretch the lumbar spine quality of life after treatment in the first group was better than the second one. * Key words: Lumbar spondylosis; Long-needle acupuncture, Laser puncture. ĐẶT VẤN ĐỀ Đau thắt lưng rất hay gặp trong đời sống hàng ngày và trên lâm sàng, là nguyên nhân thường gặp nhất làm giảm khả năng lao động ở người trưởng thành 45 tuổi, đứng hàng thứ hai sau