So sánh giá trị tiên lượng thở máy và tử vong của thang điểm FOUR với thang điểm hôn mê Glasgow trong chấn thương sọ não nặng

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá giá trị tiên lượng thở máy và tử vong của thang điểm FOUR và thang điểm GCS ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. nội dung chi tiết của tài liệu. | TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 7-2012 SO SÁNH GIÁ TRỊ TIÊN LƢỢNG THỞ MÁY VÀ TỬ VONG CỦA THANG ĐIỂM FOUR VỚI THANG ĐIỂM HÔN MÊ GLASGOW TRONG CHẤN THƢƠNG SỌ NÃO NẶNG Nguyễn Quốc Kính*; Phạm Đình Kiên** TÓM TẮT Nghiên cứu cắt ngang và theo dõi dọc 60 bệnh nhân (BN) chấn thương sọ não (CTSN) nặng tại Phòng Hồi sức, Bệnh viện Việt Đức. So sánh các đặc tính năng lực tiên lượng của thang điểm FOUR và Glasgow. Kết quả cho thấy: thang điểm FOUR có giá trị tiên lượng thở máy và tử vong tốt hơn thang điểm Glasgow, có thể phân tích sâu hơn các phản xạ thân não ở BN có Glasgow 3 điểm. * Từ khóa: Chấn thương sọ não nặng; Thang điểm FOUR; Thang điểm hôn mê Glasgow; Giá trị tiên lượng. COMPARISON OF PREDICTIVE VALUES BETWEEN FOUR AND GLASGOW COMA SCALES IN SEVERE HEAD INJURY SUMMARY A cross-over and longitudinal study was conducted in 60 patients with severe head injury in Intensive Care Unit and the performance of predictive characteristics between FOUR and Glasgow Coma Scales (GCS) was compared. The results revealed that FOUR scale was better than GCS at predicting the need of mechanical ventilation and the mortality as well as further investigation into brain stem reflexes in patients with GCS 3 points. * Key words: Severe head injury; FOUR scale; Glasgow coma scales; Predictive value. ĐẶT VẤN ĐỀ Thang điểm hôn mê Glasgow được dùng phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam để phân loại độ nặng và tiên lượng trong CTSN. Thang điểm GCS dựa vào triệu chứng mở mắt, cử động, đáp ứng bằng lời nói của BN tuy đơn giản và dễ thực hiện, nhưng khó đánh giá khi tổn thương mắt, không nói được do đặt nội khí quản (NKQ) hay mở khí quản và không đánh giá được chức năng thân não, đặc biệt khi cần chẩn đoán chết não ở BN có GCS 3 điểm. Để khắc phục nhược điểm của bảng điểm GCS, thang điểm FOUR (Full Outline UnResponsiveness Score) đã được áp dụng lần đầu tiên vào năm 2005 tại phòng hồi sức tích cực thần kinh Mayo Clinics (Mỹ) [10], sau đó, được áp dụng tại một số phòng hồi sức tích cực nội .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.