Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của BN ≤ 10 kg được mổ vá TLT tại Trung tâm Tim mạch. Đồng thời, đánh giá thay đổi một số chỉ số về siêu âm tim hình thái và huyết động học trước và sau phẫu thuật vá TLT có tăng ALĐMP giai đoạn sớm. | TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2012 THAY ĐỔI HUYẾT ĐỘNG HỌC TRƢỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT VÁ THÔNG LIÊN THẤT Ở TRẺ CÂN NẶNG ≤ 10 kg TẠI TRUNG TÂM TIM MẠCH, BỆNH VIỆN E Phan Thảo Nguyên*; Nguyễn Công Hựu*; Nguyễn Oanh Oanh** TÓM TẮT Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 65 bệnh nhi (BN) có cân nặng ≤ 10 kg đƣợc khám, chẩn đoán, điều trị trƣớc và sau phẫu thuật vá thông liên thất (TLT) từ tháng 4 - 2010 đến tháng 7 - 2011. Kết quả: Trong 15 tháng, 65 BN TLT đơn thuần có cân nặng ≤ 10 kg đƣợc mổ TLT trên tổng số 121 trƣờng hợp TLT nói chung. Nam: 43,1%, nữ: 56,1%. Triệu chứng viêm phế quản phổi tái phát, suy tim ứ huyết, chậm lên cân chiếm 89,6%. BN nhỏ tuổi nhất: 2 tháng, nặng 3,5 kg. BN lớn tuổi nhất: 24 tháng, nặng 9,0 kg. TLT phần màng chiếm 69,2%. Đƣờng kính thất trái cuối tâm trƣơng trung bình (Dd) trƣớc phẫu thuật 30,84 ± 2,96 mm, sau phẫu thuật 1 tuần 27,6 ± 3,00 mm, sau phẫu thuật 1 tháng 26,32 ± 6,86 mm (p 10 kg, có TLT kèm theo các dị tật TLT hoÆc th«ng liªn nhÜ, còn ống động mạch. BN vá TLT kèm thay van tim. BN không đồng ý hoặc không đủ điều kiện phẫu thuật. BN không làm đủ xét nghiệm trƣớc và sau phẫu thuật 2. Phƣơng pháp nghiên cứu. Nghiên cứu mô tả, cắt ngang theo dõi dọc. Chỉ định phẫu thuật đối với BN có TLT tăng ALĐMP trung bình (từ 30 - 50 mmHg) và tăng ALĐMP nặng (> 50 mmHg) [2, 5]. BN đều đƣợc phẫu thuật vá TLT có tuần hoàn ngoài cơ thể. Các đặc điểm phẫu thuật và tuần hoàn ngoài cơ thể, đánh giá kết quả cải thiện của ALĐMP sau phẫu thuật, tai biến, biến chứng trong và sau mổ, luồng thông tồn lƣu. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 1. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở TLT trẻ nhỏ. Trong thời gian từ 4 - 2010 đến 8 - 2011, chúng tôi đã tiến hành 65 trƣờng hợp đƣợc mổ vá TLT cho các BN ≤ 10 kg. Hầu hết BN (89,2%) đều có triệu chứng là viêm phế quản phổi hay tái phát chiếm, khám thực thể có thổi tâm thu âm thổi tâm thu dạng tràn ở vùng giữa tim và cạch ức bên trái, trẻ chậm lên cân, chậm phát triển về thể chất. 116 TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ .