Bài viết BIDV và vấn đề phát triển dịch vụ ngân hàng trình bày: Xu thế hội nhập quốc tế đã và đang tạo ra những cơ hội và thách thức cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, vì vậy, việc phát triển dịch vụ là một tất yếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng,. . | DIỄN ĐÀN KHOA HỌC BIDV VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TS. NGUYỄN THỊ HỒNG YẾN, NGUYỄN ĐẮC DŨNG - Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là định chế tài chính cung cấp vốn và các dịch vụ tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Những năm qua, BIDV đã đạt được nhiều kết quả trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng về các sản phẩm dịch vụ tiện ích ngân hàng cho các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Xu thế hội nhập quốc tế đã và đang tạo ra những cơ hội và thách thức cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, vì vậy, việc phát triển dịch vụ là một tất yếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng. Từ khoá: Ngân hàng, dịch vụ ngân hàng, BIDV, tài chính P hát triển dịch vụ ngân hàng là quá trình ngân hàng tạo ra sự biến đổi về lượng và chất của các dịch vụ. Theo đó, lượng thể hiện sự gia tăng quy mô số lượng các dịch vụ; Chất thể hiện sự gia tăng các tiện ích cung cấp phù hợp với khả năng của ngân hàng theo mục tiêu và định hướng phát triển của ngân hàng cũng như của nền kinh tế. Thực trạng phát triển dịch vụ tại BIDV Tình hình hoạt động kinh doanh việc điều hành lãi suất linh hoạt, phát huy hiệu quả sử dụng vốn đặc biệt trong các giai đoạn NHNN điều chỉnh lãi suất tối đa. Hội sở chính và chi nhánh đã thiết lập kênh thông tin thường xuyên để phản ánh tình hình lãi suất, biến động tại địa bàn để Hội sở chính điều hành phù hợp. Dịch vụ tín dụng Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2010 - 2014 là 15,1% trong bối cảnh toàn ngành Ngân hàng tăng trưởng 12,51%. Chất lượng tín dụng của BIDV được kiểm soát theo đúng mục tiêu. Tỷ lệ nợ nhóm 1 tăng lên đáng kể từ 85,44% năm 2010 lên 93,63% năm 2014, đồng thời, tỷ lệ nợ nhóm 2 có xu hướng giảm dần. Danh mục tín dụng được rà soát thường xuyên để phát hiện khách hàng có biểu hiện yếu kém về tài chính và có