Bài viết Thuận lợi và thách thức trong kiểm soát lạm phát trình bày chỉ tiêu lạm phát Quốc hội đặt ra cho năm 2017 là dưới 4%. Để đảm bảo đạt mục tiêu này, đòi hỏi nỗ lực rất lớn trong quản lý, điều hành nền kinh tế. Xét từ các đặc điểm chính của lạm phát ở Việt Nam cũng như các yếu tố thuận lợi và thách thức trong việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát,. . | QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG NĂM 2017 THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC TRONG KIỂM SOÁT LẠM PHÁT TS. LÊ QUỐC PHƯƠNG - Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) Chỉ tiêu lạm phát Quốc hội đặt ra cho năm 2017 là dưới 4%. Để đảm bảo đạt mục tiêu này, đòi hỏi nỗ lực rất lớn trong quản lý, điều hành nền kinh tế. Xét từ các đặc điểm chính của lạm phát ở Việt Nam cũng như các yếu tố thuận lợi và thách thức trong việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, bài viết đề xuất một số giải pháp giúp kiểm soát hiệu quả lạm phát năm 2017. Từ khóa: Lạm phát, tài chính, giá cả, nền kinh tế The inflation rate set by the Government for the year 2017 is below 4%. To ensure achievement of this goal, it requires a great attempt in economic management in Vietnam. On the aspect of the key features of Vietnam’s inflation together with advantages and challenges in achieving the goal of inflation control, the paper recommends solutions that help effectively control inflation in 2017. Keywords: Inflation, financial crisis, price, economy Ngày nhận bài: 12/1/2017 Ngày chuyển phản biện: 12/1/2017 Ngày nhận phản biện: 11/2/2017 Ngày chấp nhận đăng: 11/2/2017 Một số đặc điểm chính về lạm phát tại Việt Nam Diễn biến lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2016 có thể được chia theo các thời kỳ chính như sau: Giai đoạn từ 2000 đến 2003: Lạm phát tương đối thấp (dưới 4%), do tác động trễ của khủng hoảng tài chính châu Á (1997-1998), khiến cầu trong nước và thế giới sụt giảm mạnh, kéo theo giá cả sụt giảm. Giai đoạn từ 2004 đến 2011: Lạm phát tăng vọt (từ 6,6% -19,9%), nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO (1/1/2007). Đặc biệt, lạm phát tăng cao kỷ lục vào năm 2008. Cụ thể: 7 tháng đầu năm 2008, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã vượt 25%; Tháng 7/2008, khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra khiến CPI âm vào 5 tháng cuối năm 2008, kéo CPI cả năm xuống ở mức 19,9%. Cũng do khủng hoảng kinh tế toàn 12 cầu 2008-2009, CPI năm 2009 đã giảm xuống còn 6,9%. Tuy nhiên, thời .