Xử lý màu trong nước thải dệt nhuộm bằng công nghệ Fenton điện hóa với điện cực Graphite

Bài viết Xử lý màu trong nước thải dệt nhuộm bằng công nghệ Fenton điện hóa với điện cực Graphite trình bày kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, độ màu có hiệu suất xử lý cao. Đây được xem là một công nghệ triển vọng để xử lý nước thải dệt nhuộm,. . | Nguyễn Đức Đạt Đức. Xử lý màu trong nước thải dệt nhuộm. XỬ LÝ MÀU TRONG NƢỚC THẢI DỆT NHUỘM BẰNG CÔNG NGHỆ FENTON ĐIỆN HÓA VỚI ĐIỆN CỰC GRAPHITE Nguyễn Đức Đạt Đức(1), Đặng Hoàng Yến(1), Nguyễn Thị Kim Ngân(1), Đào Minh Trung(2) (1) Trường Đại Học Công nghiệp Thực phẩm , (2) Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Trong nghiên cứu này, nước thải dệt nhuộm được xử lý bằng công nghệ fenton điện hóa với điện cực than chì. 3 thông số ảnh hưởng lớn đến quá trình này là pH, hàm lượng Fe2+, hiệu điện thế được khảo sát. Nước thải được lấy trực tiếp từ Công ty Cổ phần Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công có độ màu trong khoảng 1500 – 2000 Pt-Co. Phương pháp quy hoạch thực nghiệm được sử dụng với phần mềm Modde . Kết quả thu được cho thấy ở giá trị pH = 3,11, nồng độ Fe2+ = 1,82 mMol, hiệu điện thế U = 19V, độ màu đầu ra giảm còn 46 Pt-Co trong thời gian 30 phút, đạt QCVN 13:2015/BTNMT. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, độ màu có hiệu suất xử lý cao. Đây được xem là một công nghệ triển vọng để xử lý nước thải dệt nhuộm. Từ khóa: công nghệ fenton điện hóa, nước thải dệt nhuộm, điện cực graphite 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thuốc nhuộm là một thành phần khó xử lý của nước thải dệt nhuộm với đặc tính độc hại, có khả năng gây ung thư cao nếu chúng tồn tại trong môi trường nước. Đối với lĩnh vực kỹ thuật môi trường, đây được coi là một mối quan tâm nghiên cứu hàng đầu nhằm loại bỏ chúng ra khỏi môi trường nước mặt. Với dây chuyền công nghệ phức tạp, bao gồm nhiều công đoạn khác nhau nên nước thải sau sản xuất chứa nhiều loại hợp chất độc hại khó phân hủy, thuốc nhuộm, chất hoạt động bề mặt, các hợp chất halogen hữu cơ, các chất màu trong thuốc nhuộm, chúng không bám dính hết vào sợi vải mà bao giờ cũng còn lại một lượng dư nhất định. Lượng dư này có thể lên đến 50% tổng lượng thuốc nhuộm được sử dụng ban đầu. Đây là nguyên nhân làm cho nước thải dệt nhuộm có độ màu cao và nồng độ chất ô nhiễm lớn. Việc tìm ra công nghệ mới với chi phí đầu tư thấp nhưng

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
48    71    2    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.