Bài viết Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt bằng ao thâm canh tảo Spirulina sp. có chiếu sáng vào ban đêm trình bày hiệu quả xử lý nước thải thì có thể vận hành bể trong điều kiện không chiếu sáng thêm vào ban đêm; còn nếu chú trọng đến cả hai yếu tố là hiệu quả xử lý nước thải và lượng sinh khối tảo thu được thì nên vận hành bể trong điều kiện có chiếu sáng thêm vào ban đêm,. . | Lê Hoàng Việt. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƢỚC THẢI SINH HOẠT BẰNG AO THÂM CANH TẢO SPIRULINA SP. CÓ CHIẾU SÁNG VÀO BAN ĐÊM Lê Hoàng Việt, Nguyễn Thị Kim Duyên, Phạm Thị Phƣơng Thùy, Nguyễn Võ Châu Ngân Trường Đại học Cần Thơ TÓM TẮT Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của ao nuôi tảo Spirulina sp. để xử lý nước thải sinh hoạt trong điều kiện có chiếu sáng thêm vào ban đêm. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở cùng thời gian tồn lưu nước 3 ngày, tải nạp nước 0,1 m3/m2*ngày-1, tải nạp chất hữu cơ 68,6 kg BOD5/ha*ngày-1, nước thải sau xử lý bằng ao tảo và tách tảo đạt cột A QCVN 14:2008/BTNMT ở các chỉ tiêu BOD5, NH4+, N-NO3-; và đạt QCVN 40:2011/BTNMT (cột A) ở các chỉ tiêu TP, COD, TKN. Ao tảo có chiếu sáng thêm vào ban đêm cho hiệu quả xử lý không khác biệt có ý nghĩa (mức 5%) so với ao tảo không chiếu sáng vào ban đêm. Tuy nhiên nồng độ Chlorophyll a của nước thải đầu ra ở ao tảo có chiếu sáng cao hơn và khác biệt có ý nghĩa (mức 5%) với ao tảo không chiếu sáng vào ban đêm. Như vậy nếu chỉ chú trọng đến hiệu quả xử lý nước thải thì có thể vận hành bể trong điều kiện không chiếu sáng thêm vào ban đêm; còn nếu chú trọng đến cả hai yếu tố là hiệu quả xử lý nước thải và lượng sinh khối tảo thu được thì nên vận hành bể trong điều kiện có chiếu sáng thêm vào ban đêm. Từ khóa: xử lý, nước thải, sinh hoạt, ao thâm canh, tảo 1. GIỚI THIỆU Nước thải sinh hoạt chủ yếu bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, các dưỡng chất và các loại mầm bệnh [6], vì vậy nó cần phải được xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận để không làm ô nhiễm nguồn nước cũng như lan truyền các dịch bệnh. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, các đô thị ở Việt Nam tại thời điểm đó chỉ mới xử lý được khoảng 10% lượng nước thải so với nhu cầu thực tế [8]. Ở các khu vực nông thôn vấn đề xử lý nước thải sinh hoạt còn gặp nhiều khó khăn hơn do mật độ dân cư thưa thớt, việc đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung ở các cộng .