Bài viết Khảo sát khả năng thu nhận protein từ rong đuôi chó trên nhánh sông Sài Gòn trình bày: Phân tích mẫu nước và khảo sát các thông số tối ưu trong quá trình trích ly protein từ rong đuôi chó ở nhánh sông Sài Gòn (đường Võ Văn Bích, Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh) nhằm tìm ra thông số trích ly protein tối ưu,. . | Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 5(30)-2016 KHẢO SÁT KHẢ NĂNG THU NHẬN PROTEIN TỪ RONG ĐUÔI CHÓ TRÊN NHÁNH SÔNG SÀI GÕN Nguyễn Thị Liên, Hồ Thị Ngọc Diễm Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành phân tích mẫu nước và khảo sát các thông số tối ưu trong quá trình trích ly protein từ rong đuôi chó ở nhánh sông Sài Gòn (đường Võ Văn Bích, Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh) nhằm tìm ra thông số trích ly protein tối ưu. Qua nghiên cứu, chúng tôi đã đưa ra các điều kiện tối ưu cho quá trình trích ly protein từ rong đuôi chó bằng NaOH 1%, tỷ lệ NaOH: rong là 20:1, nhiệt độ trích ly là 50oC, thời gian trích ly là 60 phút. Từ khóa: rong đuôi chó, trích ly protein, ô nhiễm hữu cơ, phú dưỡng hóa. 1. GIỚI THIỆU Hiện nay, nhiều sông, hồ thuộc các khu đô thị, khu công nghiệp ở nước ta đang có hiện tượng ô nhiễm chất hữu cơ. Khi hàm lượng chất hữu cơ trong nước tăng cao, đặc biệt là hàm lượng các chất dinh dưỡng (tổng N, tổng P) cao sẽ dẫn đến hiện tượng phú dưỡng, làm bùng phát rong. Khi lượng rong tăng nhanh sẽ làm cho hàm lượng oxy trong nước giảm, gây chết các loài thủy sinh, đồng thời sự phân hủy của chúng làm cho nước có mùi hôi, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của khu vực. Do vậy, việc nghiên cứu các loại rong được thu gom từ các khu vực này sẽ tạo ra nguồn nguyên liệu có giá trị để thu nhận protein bổ sung làm thức ăn chăn nuôi đồng thời giảm thiểu các tác động xấu đối với nguồn nước do hiện tượng phú dưỡng [6]. Trên cơ sở đó đ tiến hành đề tài “Khảo sát khả năng thu nhận protein từ rong đuôi chó (Ceratophyllum sp.) trên nhánh sông Sài Gòn (đường Võ Văn Bích, Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh” nhằm giảm bớt lượng rong trong các khu vực nước ô nhiễm hữu cơ đồng thời giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nước hiện nay. Hình 1. Phú dưỡng hoá trên sông Sài Gòn 61 Khảo sát khả năng thu nhận protein. Nguyễn Thị Liên 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . Đối tƣợng: Sử dụng rong đuôi chó làm nguồn nguyên