Bài viết Nghiên cứu thu nhận Pectinase từ Aspergillus niger nuôi cấy trên môi trường bán rắn chứa cùi bưởi để nâng cao hiệu quả bóc vỏ tiêu trình bày: Chế phẩm pectinase giúp rút ngắn thời gian bóc vỏ tiêu. Hiệu suất bóc vỏ đạt 93% sau 28 giờ đối với tiêu đen và 76 giờ đối với tiêu xanh. Kết quả cho thấy tiềm năng sử dụng pectinase được sản xuất từ phế liệu nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất tiêu sọ,. . | Trần Ngọc Hùng Nghiên cứu thu nhận pectinase từ aspergillus niger NGHIÊN CỨU THU NHẬN PECTINASE TỪ ASPERGILLUS NIGER NUÔI CẤY TRÊN MÔI TRƢỜNG BÁN RẮN CHỨA CÙI BƢỞI ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÓC VỎ TIÊU Trần Ngọc Hùng, Nguyễn Anh Dũng, Mai Thị Ngọc Lan Thanh, Trần Thị Ngọc Nhƣ Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Trong quy trình sản xuất tiêu sọ, việc bổ sung enzyme pectinase có thể giúp nâng cao hiệu quả bóc vỏ tiêu. Trong số 9 chủng Aspergillus niger nghiên cứu, chủng A. niger B2 sinh tổng hợp enzyme pectinase tốt nhất trên môi trường chứa 12% bột cùi bưởi, lượng nước bổ sung vào môi trường 40%, thời gian thích hợp để thu nhận enzyme là 5 ngày, hoạt độ pectinase đạt 4,82 UI/g. Chế phẩm pectinase giúp rút ngắn thời gian bóc vỏ tiêu. Hiệu suất bóc vỏ đạt 93% sau 28 giờ đối với tiêu đen và 76 giờ đối với tiêu xanh. Kết quả cho thấy tiềm năng sử dụng pectinase được sản xuất từ phế liệu nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất tiêu sọ. Từ khóa: nuôi cấy, môi trường, bán rắn, cùi bưởi, thu nhận pectinase, vỏ tiêu 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Pectinase là nhóm enzyme xúc tác phản ứng thủy phân pectin, giải phóng các đơn phân là acid galacturonic[4]. Trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm, enzyme pectinase được sử dụng để làm mềm vách tế bào, tăng quá trình ly trích các loại nước ép trái cây; hỗ trợ quá trình lọc và làm trong các loại nước ép trái cây, rượu vang. Những năm gần đây, enzyme pectinase còn được sử dụng để nâng cao khả năng bóc vỏ tiêu; rút ngắn thời gian hoai mục của vỏ cà phê trong quá trình ủ; xử lý lớp nhớt bám trên hạt cà phê[3,6,7]. Mặc dù enzyme pectinase có mặt ở nhiều thực vật và vi sinh vật, nhưng trong sản suất công nghiệp, vi khuẩn Bacillus và nấm mốc Aspergillus luôn là lựa chọn hàng đầu[4]. Với khả năng phát triển nhanh trên nhiều loại cơ chất khác nhau, đặc biệt là trên các phế liệu nông nghiệp giàu pectin, nấm mốc Aspergillus niger luôn thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Ở Việt Nam, có thể kể đến một loạt các nghiên cứu liên quan đến enzyme .