Di sản văn hóa Hán Nôm là những thư tịch, tài liệu được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, là kho tàng tư liệu thành văn vô cùng phong phú của nước ta. Di sản văn hóa Hán Nôm là nguồn tư liệu quan trọng giúp cho thế hệ hôm nay và mai sau có cơ hội tìm hiểu về cội nguồn lịch sử văn hóa của dân tộc. Hiện nay, khối tài liệu này đang đứng trước nguy cơ bị thất thoát nên việc bảo tồn và khai thác chúng một cách có hiệu quả là việc làm hết sức cấp thiết, nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa việt nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết bài viết. | Nghiên cứu - Trao đổi BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA HÁN - NÔM Ở ĐÀ NẴNG ? PHẠM VĂN THANH * DI SẢN VĂN HÓA HÁN - NÔM LÀ NHỮNG THƯ TỊCH, TÀI LIỆU ĐƯỢC VIẾT BẰNG CHỮ HÁN VÀ CHỮ NÔM, LÀ KHO TÀNG TƯ LIỆU THÀNH VĂN VÔ CÙNG PHONG PHÚ CỦA NƯỚC TA. DI SẢN VĂN HÓA HÁN - NÔM ĐÃ TRỞ THÀNH MỘT BỘ PHẬN QUAN TRỌNG TRONG HỆ THỐNG DI SẢN VĂN HÓA QUÝ GIÁ CỦA DÂN TỘC, LÀ SỢI DÂY LIÊN KẾT GIỮA QUÁ KHỨ VỚI HIỆN TẠI, LÀ NGUỒN TƯ LIỆU QUAN TRỌNG GIÚP CHO THẾ HỆ HÔM NAY VÀ MAI SAU CÓ CƠ HỘI TÌM HIỂU VỀ CỘI NGUỒN LỊCH SỬ - VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC. HIỆN NAY, KHỐI TÀI LIỆU NÀY ĐANG ĐỨNG TRƯỚC NGUY CƠ BỊ THẤT THOÁT NÊN VIỆC BẢO TỒN VÀ KHAI THÁC CHÚNG MỘT CÁCH CÓ HIỆU QUẢ LÀ VIỆC LÀM HẾT SỨC CẤP THIẾT, NHẰM GÓP PHẦN XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC. 1. Căn cứ vào các ký tự lạ được khắc trên rìu đồng, trống đồng, lưỡi cày đồng thuộc nền văn hóa Đông Sơn và trên vách đá cổ ở Sa Pa (Lào Cai) vào giai đoạn văn hóa đồng thau phát triển - văn hóa Gò Mun, các nhà nghiên cứu cho rằng, trước thời kỳ Bắc thuộc, người Việt đã có chữ viết gọi là chữ Khoa đẩu (chữ viết hình con nòng nọc) thuộc văn tự ghi Đến năm 111 trước Công nguyên, nhà Hán đô hộ nước ta, và từ đó người Việt đã tiếp nhận chữ Hán. Nhà khoa học Tiệp Khắc là Cesmir Loukotca trong tác phẩm Lịch sử chữ viết thế giới xuất bản trước năm 1945 đã cho biết: “Phía nam đế quốc Trung Hoa, trong vùng Đông Dương hiện nay, có nhà nước An Nam ngay từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên đã bị người Hán thống trị. Chữ Trung Quốc do viên thái thú du nhập vào đây trước Công nguyên. Trước đó, hình như người An Nam đã đọc bằng chữ ghi âm riêng, chữ đó không còn đến * ngày nay”. Còn nhà nghiên cứu Terrien de la Couperie viết trong tạp chí Hàn lâm của Hoàng gia Anh, xuất bản năm 1887, đã cho rằng, Sĩ Nhiếp buộc người Việt học chữ Hán và cấm dùng chữ tượng thanh của Phải đến thế kỷ VIII - IX, nhân dân ta đã dựa trên cách cấu tạo hình thể của chữ Hán, cùng với cách đọc Hán - Việt để sáng tạo ra chữ Nôm, nhưng lúc này vẫn còn lẻ .