Báo cáo nhằm khảo sát và đánh giá thực trạng của tín ngưỡng thờ Hùng Vương tại các địa vực cư trú của cộng đồng người Việt trong phạm vi tỉnh Phú Thọ, nơi lưu truyền hình thức thờ phụng Hùng Vương. Bước đầu, tập hợp một cách có hệ thống những dữ liệu cụ thể do cộng đồng cung cấp, để đánh giá thực trạng hiện tồn của cơ sở vật chất cũng như sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng - lễ hội liên quan trực tiếp đến Hùng Vương; từ đó, có kế hoạch tiếp tục triển khai hoạt động sưu tầm, bảo tồn, khai thác giá trị di sản văn hóa tín ngưỡng thờ Hùng Vương. | BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ KIỂM KÊ KHOA HỌC TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG Ở PHÚ THỌ Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam I. Thời gian thực hiện công tác kiểm kê khoa học + Giai đoạn 1 - từ 25 tháng 8 đến 30 tháng 9 năm 2010 + Giai đoạn 2 và 3 - từ 5 tháng 10 năm 2010 đến 30 tháng 2 năm 2011 II. Mục đích của đợt kiểm kê khoa học - Khảo sát và đánh giá thực trạng của tín ngưỡng thờ Hùng Vương tại các địa vực cư trú của cộng đồng người Việt trong phạm vi tỉnh Phú Thọ, nơi lưu truyền hình thức thờ phụng Hùng Vương . - Bước đầu, tập hợp một cách có hệ thống những dữ liệu cụ thể do cộng đồng cung cấp, để đánh giá thực trạng hiện tồn của cơ sở vật chất cũng như sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng - lễ hội liên quan trực tiếp đến Hùng Vương; từ đó, có kế hoạch tiếp tục triển khai hoạt động sưu tầm, bảo tồn, khai thác giá trị di sản văn hóa tín ngưỡng thờ Hùng Vương (như đã tiến hành ở những cấp độ và mức độ khác nhau từ nhiều năm trước đây). - Thu thập cứ liệu khoa học theo tiêu chí UNESCO đặt ra để phục vụ công tác xây dựng hồ sơ, trình UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. III. Về địa bàn kiểm kê khoa học 1. Đặc trưng của địa bàn cư trú và hệ thống sinh hoạt tín ngưỡng - lễ hội gắn với nghi lễ thờ phụng Hùng Vương: - Hệ thống các làng/thôn có liên quan đến việc phụng thờ và tham dự lễ hội gắn với tín ngưỡng thờ các nhân vật thời đại Hùng Vương trong quá khứ là rất lớn, trải dài - rộng trên một phạm vi không gian bao trùm gần khắp địa bàn phía đông - bắc và tây - nam của tỉnh Phú Thọ (12/13 huyện, thị, thành phố - 74/275 xã/phường/thị trấn với 109 làng/thôn/khu dân cư); đặc biệt tập trung ở 2 vùng 1 trung tâm là các xã/phường/thị trấn thuộc thành phố Việt Trì và huyện Lâm Thao. - Trong không gian văn hóa tín ngưỡng tại hầu hết các làng thuộc 12 huyện, thị, thành phố của tỉnh Phú Thọ, nhân vật được phụng thờ tại từng di tích, được phối thờ với các nhân vật khác. Chúng tôi xác định đối tượng kiểm kê bước đầu chủ yếu dừng