Bài viết Phát hiện các điểm đột biến trên gen gyra và parc của các chủng vi khuẩn lậu phân lập trình bày nghiên cứu về tình hình kháng kháng sinh và giải thích cơ chế đề kháng của vi khuẩn lậu là rất cần thiết. Tiến hành giải trình tự gen của 71 chủng vi khuẩn lậu được phân lập từ những bệnh nhân có hội chứng tiết dịch niệu đạo, âm đạo đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương nhằm tìm hiểu cơ chế đề kháng với kháng sinh ciprofloxacin của vi khuẩn lậu,. . | TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC PHÁT HIỆN CÁC ĐIỂM ĐỘT BIẾN TRÊN GEN GYRA VÀ PARC CỦA CÁC CHỦNG VI KHUẨN LẬU PHÂN LẬP Lê Văn Hưng Trường Đại học Y Hà Nội Nghiên cứu về tình hình kháng kháng sinh và giải thích cơ chế đề kháng của vi khuẩn lậu là rất cần thiết. Tiến hành giải trình tự gen của 71 chủng vi khuẩn lậu được phân lập từ những bệnh nhân có hội chứng tiết dịch niệu đạo, âm đạo đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương nhằm tìm hiểu cơ chế đề kháng với kháng sinh ciprofloxacin của vi khuẩn lậu. Kết quả cho thấy các chủng nhạy cảm có nồng độ ức chế tối thiểu (Minimum Inhibitory Concentratation - MIC) 0,002 - 0,060 µg/ml không có đột biến gen. Các chủng có MIC càng cao càng xuất hiện nhiều đột biến trên gen gyrA và parC. Trên gen gyrA: 100% số chủng có đột biến tại codon 91 (Ser thành Phe). 63,8% số chủng có đột biến tại codon 95 (Asp thành Ala), các đột biến ở vị trí khác có tần số thấp hơn. Trên gen parC: 44,9% số chủng có đột biến tại codon 87 (Ser thành Asn). Đột biến ở codon 86 và 91 xuất hiện với tần số thấp hơn. Từ khóa: vi khuẩn lậu, kháng kháng sinh, ciprofloxacin, đột biến gen I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ciprofloxacin là một kháng sinh được chỉ định điều trị bệnh lậu với liều uống duy nhất (500 mg), vì vậy kháng sinh này được thầy thuốc và bệnh nhân rất ưa chuộng. Do đó, việc lạm dụng kháng sinh này đã dẫn tới tốc độ đề kháng đang tăng nhanh và nếu không có biện pháp can thiệp hữu hiệu, ciprofloxacin có thể trở thành kháng sinh không có tác dụng đối với vi khuẩn lậu trong thời gian tới. Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới như Trees D. L và cộng sự (1998) tại Trung tâm phòng chống bệnh xã hội Atlanta, Mỹ [1], Su X. và Lind I. (2001) tại Đan Mạch [2]. về những chủng vi khuẩn lậu kháng ciprofloxacin cho thấy: những chủng đề kháng với ciprofloxacin đều có những thay đổi trên gen gyrA và gen parC. Đó là các gen có liên quan đến kháng ciprofloxacin. Gen gyrA có độ dài Địa chỉ liên hệ: Lê Văn Hưng - Bộ môn Da liễu - Trường Đại học Y Hà Nội Email: .