Bài viết nghiên cứu nhằm mục đích hệ thống lại (theo trục lịch đại) và phân tích các luận điểm cơ bản của các công trình nghiên cứu hậu hiện đại đã được dịch sang tiếng Việt, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và khoa học xã hội. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 2, Số 2 (2014) QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM Nguyễn Hồng Dũng Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Huế Email: nguyenhongdung_dhkh@ TÓM TẮT Chủ nghĩa hậu hiện đại là bước phát triển tiếp theo chủ nghĩa hiện đại, là quy luật chuyển tiếp của xã hội loài người. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu chủ nghĩa hậu hiện đại đã diễn ra từ nhiều năm nay. Bài viết này nhằm mục hệ thống lại (theo trục lịch đại) và phân tích các luận điểm cơ bản của các công trình nghiên cứu hậu hiện đại đã được dịch sang tiếng Việt, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và khoa học xã hội. Qua đó, cung cấp cho độc giả những thông tin cần thiết về các công trình chính yếu của các học giả nước ngoài, tạo sự thuận lợi cho quá trình tìm hiểu, nghiên cứu chủ nghĩa hậu hiện đại ở Việt Nam. Từ khóa: hậu hiện đại, hiện đại, lịch sử, nghệ thuật, văn hóa, văn học. Lịch sử chủ nghĩa hậu hiện đại (từ những luận thuyết đề xuất ban đầu cho đến những luận điểm mở rộng, bổ sung và chuyên sâu về sau), gắn với hai điểm nhận thức cơ bản: 1. Chủ nghĩa hậu hiện đại là một lý thuyết phổ biến nhưng cũng hết sức phức tạp của tư tưởng thế giới đương đại. Lý thuyết này không giới hạn trong phạm vi triết học hay văn hóa, văn học nghệ thuật mà được áp dụng rộng rãi trong đời sống xã hội. Vì vậy, phải có được cái nhìn toàn cảnh về hậu hiện đại mới có thể hiểu được về văn học hậu hiện đại. 2. Chủ nghĩa hậu hiện đại, được khởi phát từ phương Tây, trước hết cần xem xét nó là một hình thái phát triển xã hội, sau đó mới được khai triển ở các lĩnh vực cụ thể. Ilin đã viết: “Chủ nghĩa hậu hiện đại trải qua một giai đoạn hình thành tiềm ẩn lâu dài từ khoảng cuối thế chiến thứ nhất (trên tất cả các lĩnh vực nghệ thuật: văn học, nhạc, họa, kiến trúc ), và mãi cho tới tận đầu những năm 80 của thế kỷ 20 mới được thừa nhận như một hiện tượng thẩm mỹ chung của văn hóa phương Tây, và được nhận định về mặt .