H’mon là một loại hình nghệ thuật của tộc người Bahnar ở Tây Nguyên được xem là sử thi. H’mon được diễn xướng trong một không gian thiêng với niềm tôn kính của nghệ nhân hát kể sử thi và người thưởng thức sử thi. Sử thi-h’mon của người Bahnar thường là sử thi liên hoàn. Đó là một tập hợp gồm nhiều sử thi có mối liên kết với nhau về hình thức, nội dung và cùng kể về một người anh hùng, phổ biến nhất là anh hùng Dăm Giông. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 4, Số 2 (2016) ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH H’MON - SỬ THI CỦA NGƯỜI BAHNAR Nguyễn Tiến Dũng1 Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai Email: tiendung0967@ TÓM TẮT H’mon là một loại hình nghệ thuật của tộc người Bahnar ở Tây Nguyên được xem là sử thi. Ngôn ngữ sử thi-h’mon là một dạng ngôn ngữ đặc biệt, bao gồm các làn điệu dân ca của tộc người Bahnar được cách điệu, đan xen với các câu chữ vần vè, ngôn ngữ hình ảnh. H’mon được diễn xướng trong một không gian thiêng với niềm tôn kính của nghệ nhân hát kể sử thi và người thưởng thức sử thi. Sử thi-h’mon của người Bahnar thường là sử thi liên hoàn. Đó là một tập hợp gồm nhiều sử thi có mối liên kết với nhau về hình thức, nội dung và cùng kể về một người anh hùng, phổ biến nhất là anh hùng Dăm Giông. H’mon là sử thi sống, hiện nay nó vẫn còn lưu truyền và diễn xướng ở Tây Nguyên và có khả năng dung nạp những yếu tố văn hóa ngoại lai. Từ khóa: loại hình, h’mon, sử thi sống, sử thi liên hoàn, diễn xướng. I. ĐẶT VẤN ĐỀ H’mon là loại nghệ thuật đặc biệt của người Bahnar ở Tây Nguyên bên cạnh các thể loại khác như tơpun (đồng dao), tơ roi (truyện truyền thuyết, thần thoại, ngụ ngôn), blal (truyện cười), hơri (hát đối đáp), plung (hát ru), pơđưk (ca dao, tục ngữ), avơng (hát giao duyên) [9, ]. Người Bahnar dùng từ h’mon (hay hơmon, hơamon) để chỉ thể loại sử thi của mình, cũng như người Ê-đê dùng từ khan, người Jrai dùng từ h’ri (hay hơri), người M’Nông dùng từ otndrong. H’mon là tên gọi bản ngữ của tộc người Bahnar chỉ về thể loại sử thi (epic). II. NỘI DUNG 1. Thế nào là h’mon? Trong cuốn từ điển Bahnar-Français, Paul Guilleminet giải nghĩa từ Hamon (hay h’mon) là “truyền thuyết anh hùng của người Bahnar” [5, ]. Năm 1962, trong bài viết mang tên “Bước đầu tìm hiểu về hình thức nghệ thuật của thơ ca Tây - nguyên” in trong tài liệu mang tên Đoàn kết dân tộc, Ngọc Anh đã nhắc đến khái niệm trường ca và hơmôn [2]. Năm 1965, khi cho ra đời Truyện cổ .