Quá trình cải biến và sự thiết lập các viện Đại học ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1957

Bài viết này trình bày về quá trình cải biến và sự thiết lập các viện Đại học ở miền Nam Việt Nam, hệ thống giáo dục đại học ở miền Nam Việt Nam vẫn mang đậm dấu ấn của giáo dục đại học Pháp, nhất là trong giai đoạn 1954 - 1957. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 2, Số 2 (2014) QUÁ TRÌNH CẢI BIẾN VÀ SỰ THIẾT LẬP CÁC VIỆN ĐẠI HỌC Ở MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1957 Phạm Ngọc Bảo Liêm Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Huế Email: pnbliem@ TÓM TẮT Sau khi người Pháp rút khỏi Việt Nam theo quy định của Hiệp định Geneva (1954), hệ thống giáo dục đại học của Pháp ở Đông Dương thiết lập từ đầu thế kỷ XX (chủ yếu đóng ở Hà Nội) từng bước được di chuyển vào Sài Gòn để rồi từ đó được cải đổi để hình thành một hệ thống giáo dục đại học ở miền Nam Việt Nam dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Những năm tiếp sau đó, nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực của “quốc gia”, chính quyền Sài Gòn đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng một nền giáo dục đại học mới; các viện/trường đào tạo bậc đại học và cao đẳng lần lượt được thành lập như Viện Đại học Huế, Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ, Trường Quốc gia Nông Lâm Mục. Tuy chịu ảnh hưởng ngày càng rõ tư tưởng và triết lý của giáo dục đại học Mỹ thời gian sau đó, hệ thống giáo dục đại học ở miền Nam Việt Nam vẫn mang đậm dấu ấn của giáo dục đại học Pháp, nhất là trong giai đoạn 1954 - 1957. Từ khóa: Giáo dục đại học, miền Nam Việt Nam, 1954 - 1975. 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC SAU NĂM 1954 Hiệp định Geneva được ký kết giữa Việt Nam và Pháp ngày 21-7-1954 đã công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Theo tinh thần Hiệp định, vĩ tuyến 170 được lấy làm giới tuyến quân sự tạm thời, đến tháng 7-1956 các bên liên quan sẽ tổ chức một cuộc tổng tuyển cử để thống nhất hai miền Việt Nam. Tuy nhiên, ở miền Nam Việt Nam, được sự hậu thuẫn của Mỹ về chính trị, viện trợ về kinh tế, quân sự nhằm xây dựng miền Nam thành quốc gia của “Thế giới tự do”, Ngô Ðình Diệm đã chủ trương khẩu hiệu “đả thực - bài phong”, dùng nhiều biện pháp để gạt dần ảnh hưởng của thực dân Pháp, từng bước xác lập và củng cố vị thế chính trị, quân sự của mình ở miền Nam

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.