Cuộc đấu tranh của công nhân hỏa xa miền Nam những năm đầu sau hiệp định Geneve

Bài viết này tập trung tìm hiểu phong trào công nhân hỏa xa miền Nam những năm đầu sau Hiệp định Genève nhằm góp phần tìm hiểu đầy đủ hơn về phong trào đô thị miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ. nội dung chi tiết của tài liệu. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 3, Số 2 (2015) CUỘC ĐẤU TRANH CỦA CÔNG NHÂN HỎA XA MIỀN NAM NHỮNG NĂM ĐẦU SAU HIỆP ĐỊNH GENÈVE Nguyễn Thị Thanh Huyền*, Nguyễn Thị Hoài Xuân Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Khoa học Huế *Email: ntthuyenhue@ TÓM TẮT Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) có sự góp sức của nhiều phong trào đấu tranh thuộc nhiều tầng lớp, giai cấp miền Nam. Trong các tầng lớp, giai cấp đó, phải kể đến phong trào đấu tranh của công nhân ngành hỏa xa miền Nam những năm đầu sau Hiệp định Genève. Phong trào đấu tranh của công nhân hỏa xa trong thời gian này diễn ra liên tục, đều khắp miền Nam với các hình thức đấu tranh phong phú. Từ khóa: công nhân hỏa xa, hiệp đinh Genève. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), cùng với phong trào đấu tranh chung của công nhân miền Nam chống Mỹ và các chính quyền Sài Gòn, phong trào công nhân hỏa xa diễn ra sôi nổi từ những năm đầu khi chế độ “Việt Nam Cộng hòa” vừa thành lập cho đến ngày cáo chung (30-4-1975). Việc nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về phong trào công nhân hỏa xa miền Nam sẽ góp phần tìm hiểu đầy đủ hơn về phong trào đô thị miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Bài viết này chỉ giới hạn tìm hiểu phong trào công nhân hỏa xa miền Nam những năm đầu sau Hiệp định Genève . Những ngày đầu sau Hiệp định Genève, tại Đà Nẵng, tháng 8-1954, dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, công nhân hỏa xa đã ký vào bản kiến nghị hoan nghênh Hiệp định Genève đã đem lại hòa bình cho đất nước và yêu cầu các bên phải nghiêm chỉnh thi hành. Nhờ sự vận động khéo léo của cơ sở Đảng, bản kiến nghị không những được đông đảo công nhân hỏa xa tham gia mà còn thu hút cả đốc công, trưởng xưởng ký tên hưởng ứng. Chỉ trong một ngày đã có chữ ký của công nhân hỏa xa và một số quần chúng khác ký vào biên bản kiến nghị gởi lên Tòa thị chính và Ủy hội quốc tế tại Đà Nẵng, phong trào đã gây tiếng vang lớn trong thành phố lúc bấy giờ [1; 21]. Sang

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.