Từ góc độ quyền lực nhà nước - bàn về dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Đối với Việt Nam - một quốc gia đang phát triển, đang hội nhập không ngừng vào thế giới - thì việc cần phải làm rõ cội nguồn của mối quan hệ dân chủ - nhà nước là điều hết sức cần thiết. Để giải được bài toán trên, thì trước hết phải trở về với lịch sử của vấn đề dân chủ, thấm nhuần lý luận về dân chủ, đặc biệt là quan điểm dân chủ - nhà nước của Hồ Chí Minh. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 6, Số 2 (2016) TỪ GÓC ĐỘ QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC BÀN VỀ DÂN CHỦ TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Lê Thanh Hà*, Đào Thị Vinh Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế *Email: lethanhha1963@ TÓM TẮT Dân chủ là một thuật ngữ chính trị xuất hiện sớm trong lịch sử, khi nghiên cứu dân chủ các nhà nghiên cứu thường đặt dân chủ trong mối quan hệ với nhà nước, vì nếu không có nhà nước thì sẽ không có nền dân chủ. Đối với Việt Nam - một quốc gia đang phát triển, đang hội nhập không ngừng vào thế giới - thì việc cần phải làm rõ cội nguồn của mối quan hệ dân chủ - nhà nước là điều hết sức cần thiết. Để giải được bài toán trên, thì trước hết chúng ta phải trở về với lịch sử của vấn đề dân chủ, thấm nhuần lý luận về dân chủ, đặc biệt là quan điểm dân chủ - nhà nước của Hồ Chí Minh. Từ khóa: Quyền lực, dân chủ, Hồ Chí Minh. Dân chủ là một thuật ngữ chính trị xuất hiện sớm trong lịch sử, theo tiếng Hy Lạp cổ đại dân chủ được ghép bởi hai cụm từ “Demos” và “Kratos” có nghĩa là quyền lực thuộc về nhân dân, nhưng để thực thi được quyền lực đó thì nó lại được thể hiện thông qua quyền lực của nhà nước. Dân chủ có thể do người dân trực tiếp thực thi. Ở các xã hội phát triển hơn, dân chủ được thực thi bởi các quan chức do nhân dân bầu ra. Hay như câu nói nổi tiếng của Tổng thống Abraham Lincoln (Hoa Kỳ), dân chủ là chính phủ “của nhân dân, do dân và vì dân”. Vì vậy, khi nghiên cứu dân chủ cần phải đặt dân chủ trong mối quan hệ với nhà nước, vì nếu không có nhà nước thì sẽ không có nền dân chủ. Lịch sử phát triển của dân chủ gắn với lịch sử phát triển của nhà nước, tương ứng với mỗi nhà nước sẽ có một nền dân chủ. Ở phương Tây, những giá trị dân chủ phát triển sớm hơn ở phương Đông, vì ở phương Tây với sự phát triển của kinh tế, của khoa học - kỹ thuật, phát kiến địa lý, trình độ nhận thức của con người được nâng cao, đưa đến việc xóa bỏ đi chế độ độc tài và sớm hình thành nền dân chủ. Hiện nay, các

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.