Bài viết nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ quan niệm của tác giả về tôn giáo qua khái niệm cái thiêng và cái trần tục. Đã có nhiều bài viết sâu sắc về tác giả Emile Durkheim, nhiều bài viết tập trung vào việc thảo luận và tìm hiểu quan niệm xã hội học cũng như những công trình nghiên cứu của ông nhằm tách biệt xã hội học và tâm lý học, xã hội học và kinh tế học. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 2, Số 2 (2014) TÔN GIÁO THEO QUAN ĐIỂM CỦA EMILE DURKHEIM Trần Thị Thúy Hằng Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Huế Email: TÓM TẮT Từ trước đến nay, đã có nhiều bài viết sâu sắc về tác giả Emile Durkheim, nhiều bài viết tập trung vào việc thảo luận và tìm hiểu quan niệm xã hội học cũng như những công trình nghiên cứu của ông nhằm tách biệt xã hội học và tâm lý học, xã hội học và kinh tế học. Trên cơ sở đọc lại các tài liệu viết về Emile Durkheim, bài viết dưới đây sẽ làm sáng tỏ quan niệm của tác giả về tôn giáo qua khái niệm cái thiêng và cái trần tục. Từ khóa: Cái thiêng, cái trần tục, Durkheim, tôn giáo. 1. MỞ ĐẦU Emile Durkheim là nhà Xã hội học Pháp thế kỷ 19, ông là người đã đưa ra quan điểm cho rằng các khía cạnh xã hội của con người là yếu tố quan trọng nhất để nghiên cứu khi cố gắng hiểu hành vi con người, bao gồm cả hành vi tôn giáo. Theo Durkheim, những yếu tố xã hội là quan trọng hơn những yếu tố cá nhân (như: sinh học, tâm lý) và cần được xem xét khi đi tìm lời giải thích về sự tồn tại của tôn giáo. Mặc dù niềm tin tôn giáo và mê tín dị đoan là phi lý, nhưng nó thật sự cần thiết trong việc duy trì cấu trúc xã hội. Ông tin tưởng rằng lịch sử loài người tiến hóa từ giai đoạn thần học đến triết học và khoa học nhưng ông không cho rằng tôn giáo sẽ thay thế khoa học. Quan điểm này trái ngược với các nhà lý thuyết thời kỳ trước. Là người theo trường phái chức năng, Durkheim cho rằng tôn giáo là sự phục vụ cho mục đích liên kết cộng đồng để thực hành cá nhân (practicing individual). Nói cách khác, vấn đề cần lý giải là để hiểu rõ điều gì đằng sau những tín ngưỡng và thờ cúng của con người với tư cách bản thể có tính đạo đức tuyệt vời và nền tảng là mối ràng buộc xã hội. Từ trước đến nay, khi đưa ra định nghĩa tôn giáo bao giờ người ta cũng đi theo hướng định nghĩa theo lối bản thể hay định nghĩa chức năng. Định nghĩa bản thể sẽ xem xét theo khía cạnh tôn giáo là .