Bài viết này trình bày về việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng và ô nhiễm chất hữu cơ ở hệ thống sông Hương thông qua chỉ số hỗn hợp CI (Nygaard, 1949) và chỉ số ô nhiễm (Palmer 1969), từ đó góp phần phát triển công cụ cho việc quan trắc nhanh chất lượng nước trên cơ sở phân bố của tảo phù du ở hệ thống sông Hương. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 2, Số 1 (2014) SỬ DỤNG CHỈ SỐ SINH HỌC TẢO PHÙ DU ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở HỆ THỐNG SÔNG HƯƠNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Lương Quang Đốc*, Phan Thị Thúy Hằng Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Huế *Email: luongquangdoc@ TÓM TẮT Các chỉ số sinh học tảo phù du được sử dụng trong báo cáo này bao gồm chỉ số dinh dưỡng hỗn hợp (Nygaard, 1949) và chỉ số ô nhiễm Palmer (1969). Dinh dưỡng môi trường nước ở hệ thống sông Hương trong thời gian nghiên cứu từ tháng 6/2012 - 5/2013 ghi nhận ở mức độ trung bình với chỉ số Nygaard biến động từ 0,34 đến 22, giá trị trung bình là 2,8. Những khu vực giàu dinh dưỡng (chỉ số Nygaard > 3) là đoạn sông từ thành phố Huế đến đập Thảo Long và đoạn cuối nhánh sông Bồ (từ Tứ Hạ đến ngã ba Sình). Chỉ số ô nhiễm Palmer ghi nhận môi trường nước sông đã có nguy cơ ô nhiễm, đặc biệt khu vực hạ lưu sông Hương và sông Tả Trạch đã xuất hiện ô nhiễm hữu cơ với giá trị chỉ số lớn hơn 20. Sự biến động các chỉ số dinh dưỡng và ô nhiễm có mối liên hệ tuyến tính, tăng dần theo hướng từ thượng lưu về hạ lưu và có liên quan đến xu hướng thay đổi hàm lượng ô xy hòa tan, BOD trong nước. Từ khóa: Chỉ số dinh dưỡng, chỉ số Nygaard, chỉ số Palmer, sông Hương, tảo phù du 1. MỞ ĐẦU Tảo phù du là những sinh vật có kích thước hiển vi, có khả năng quang hợp, sống trôi nổi lơ lửng trong môi trường nước. Chúng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức sản xuất sơ cấp của thủy vực và góp phần cải thiện môi trường nhờ khả năng quang hợp và hấp thụ các chất dinh dưỡng hòa tan. Sự hiện diện của tảo có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá tài nguyên và tính đa dạng sinh học của thủy vực. Việc đánh giá sự hiện diện và phân bố của tảo phù du sẽ góp phần làm sáng tỏ đặc điểm môi trường và những tác động của biến đổi chất lượng nước đến quần xã tảo bởi tính nhạy cảm cao của chúng đối với sự thay đổi điều kiện môi trường [1]. Bài báo này đề cập việc đánh giá tình trạng .