Bài viết trình bày về kết quả của các đợt khảo sát trong tháng 1 và tháng 3 năm 2015 về cỏ thủy sinh sống chìm ở đầm Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế. nội dung chi tiết của tài liệu. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 5, Số 1 (2016) THÀNH PHẦN LOÀI CỎ THỦY SINH SỐNG CHÌM Ở ĐẦM CẦU HAI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Phan Thị Thúy Hằng1*, Nguyễn Thị Thiên Hương2, Lương Quang Đốc1, Tôn Thất Pháp1 1 Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế 2 Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế * Email: thuyhang80vn@ TÓM TẮT Bài báo là kết quả của các đợt khảo sát trong tháng 1 và tháng 3 năm 2015 về cỏ thủy sinh sống chìm ở đầm Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế. Với 9 loài đã xác định, bao gồm 3 loài cỏ nước ngọt (rong cám - Najas indica, rong mái chèo Valisneria spiralis, rong xương cá Myriophyllum spicatum) và 6 loài cỏ biển (cỏ lươn Nhật - Zostera japonica, cỏ nàn nàn Halophila beccarii, cỏ xoan - Halophila ovalis, cỏ hẹ tròn - Halodule pinifolia, cỏ hẹ 3 răng - Halodule uninervis và cỏ kim - Ruppia brevipedunculata), đầm Cầu Hai được xem là một thủy vực có thành phần loài cỏ thủy sinh sống chìm khá phong phú. Trong số các loài đã xác định, hai loài Halodule uninervis và Ruppia brevipedunculata mới được ghi nhận ở vùng đầm phá Thừa Thiên Huế. Phân bố của cỏ thủy sinh sống chìm ở đầm Cầu Hai có sự phân nhóm rõ rệt (4 nhóm loài) dựa trên nguồn gốc và khả năng thích nghi với độ muối của các loài. Trong đó, nhóm cỏ nước lợ điển hình với loài ưu thế là Halophila beccarii gặp phổ biến nhất trên toàn đầm. Từ khóa: cỏ biển, cỏ thủy sinh sống chìm, đầm Cầu Hai. 1. MỞ ĐẦU Cỏ thủy sinh sống chìm bao gồm tất cả các loài thực vật bậc cao có mạch sống chìm hoàn toàn trong nước. Chúng có thể phân bố ở các thủy vực nước ngọt (gọi là cỏ nước ngọt freshwater hydrophytes), và nước lợ - mặn (gọi là cỏ biển - seagrasses). Cỏ thủy sinh sống chìm được xem là các loài có ảnh hưởng quan trọng đến các hệ sinh thái dưới nước, đặc biệt là các hệ sinh thái biển ven bờ, bao gồm các đầm phá, cửa sông và vùng nước cạn thềm lục địa với các vai trò như giúp ổn định nền đáy, cải thiện môi trường nước, cung cấp thức ăn, nơi cư trú,