Tác động của chính sách phát triển thủy sản đến nguồn lợi và hoạt động nghề của cộng đồng ngư dân: Nhìn từ thực tế thực hiện quyết định giải tỏa và sắp xếp nò sáo ở phá Tam Giang - Cầu Hai

Bài viết này giới thiệu về những thành quả đạt được của hoạt động thực hiện giải tỏa và sắp xếp nò sáo ở phá Tam Giang - Cầu Hai. Bên cạnh đó là những tồn tại của hoạt động này ảnh hưởng đến môi trường nguồn lợi thủy sản và hoạt động sinh kế của ngư dân. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 5, Số 1 (2016) TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN ĐẾN NGUỒN LỢI VÀ HOẠT ĐỘNG NGHỀ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯ DÂN: NHÌN TỪ THỰC TẾ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH GIẢI TỎA VÀ SẮP XẾP NÒ SÁO Ở PHÁ TAM GIANG – CẦU HAI Tôn Thất Pháp 1*, Lê Thị Ngọc Linh2, Nguyễn Thị Kim Anh2, Hồ Thị Luyến2 1 2 Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế Trung tâm Nghiên cứu Quản lý và Phát triển vùng Duyên hải, Trường ĐH Khoa học – ĐH Huế *Email: tonthatphap@ TÓM TẮT Bài báo giới thiệu về những thành quả đạt được của hoạt động thực hiện giải tỏa và sắp xếp nò sáo ở phá Tam Giang - Cầu Hai. Bên cạnh đó là những tồn tại của hoạt động này ảnh hưởng đến môi trường nguồn lợi thủy sản và hoạt động sinh kế của ngư dân. Nổi bật là: i) thiếu hiệu quả trong chuyển đổi nghề cho số ngư dân mất nghề sáo; ii) giải pháp ngư dân làm chung trộ sáo còn bất cập và việc thay đổi vị trí nò sáo cứng nhắc đưa đến những vị trí trộ sáo đắc địa bị mất mà đáng ra không mất đã đẩy ngư dân vào tình cảnh hoạt động nghề khó khăn và, iii) giải tỏa nò sáo dẫn đến một sự chuyển đổi ngư trường từ nghề sáo cố định sang nghề lừ xếp di động, một sự chuyển dịch đặt đầm phá dưới một áp lực khai thác mới, đối diện với nhiều khó khăn, thách thức trong quản lý nguồn lợi đầm phá ở khía cạnh bảo vệ nguồn lợi và quản lý nghề thủy sản. Từ khóa: Lừ xếp, Nò sáo. 1. MỞ ĐẦU Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, có diện tích trên ha, được xếp vào loại lớn nhất Đông Nam Á. Ngư dân đã tụ hội về đây sinh sống lập nên cộng đồng ngư dân thủy diện đầm phá với cuộc sống gắn liền nghề khai thác. Trong các nghề khai thác thủy sản truyền thống ở đầm phá, nò sáo được coi là đại nghệ bởi đây là nghề cần có vốn lớn và cũng là nghề mang lại thu nhập cao. Kể từ sau 1975, số lượng lao động tham gia nghề này tăng nên ngư cụ nò sáo cũng tăng số lượng trên đầm phá. Và khi ngư cụ nò sáo đạt mật độ cao thì nò sáo lại tác động xấu lên môi trường đầm phá như làm giảm dòng .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
8    313    1    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.