Khảo sát kiến trúc di tích đền tháp Chăm Pa ở Bình Định, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và thực trạng công tác bảo tồn của các địa phương

Nội dung của bài viết này đề cập đến các vấn đề thực trạng trong công tác trùng tu, bảo tồn và đánh giá về vị trí xây dựng công trình cũng như cách bố cục tổng thể các đền – tháp tại các địa phương. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 2, Số 1 (2014) KHẢO SÁT KIẾN TRÚC DI TÍCH ĐỀN THÁP CHĂM PA Ở BÌNH ĐỊNH, QUẢNG NAM, THỪA THIÊN HUẾ VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG Trần Đình Hiếu Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Khoa học Huế Email: hieuchi2000@ TÓM TẮT Theo địa vực hành chính hiện nay, thì có thể coi các tỉnh Trung Bộ của Việt Nam, gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận là thuộc địa vực của Vương quốc Chăm Pa xưa. Thông thường một nhóm đền tháp Chăm Pa phải có ít nhất 4 công trình là Madapa (tháp Nhà), Gopura (tháp Cổng), Kalan (điện thờ và kosa geha-tháp Hỏa). Trong nhiều nhóm đền tháp lớn có thể còn có thêm một số Kalan nhỏ thờ các vị thần khác của Ấn giáo hoặc thờ các vị thần phương hướng, tiếng Chăm cổ là Dikpalakas. Các Kalan phụ này được xây rải rác bên trong vòng tường bao. Khảo sát đền tháp Chăm Pa ở các địa phương nói trên nhằm thu nhập tư liệu và đánh giá hiện trạng về kiến trúc, quy hoạch và hiện trạng bảo tồn hiện nay, để có nhìn nhận về cấu trúc bố cục tổng thể khu đền tháp, giá trị hình thức kiến trúc và các vấn đề cần được xem xét để bảo vệ và trùng tu di tích Chăm Pa. Từ khóa: Bình Định, bố trí tháp, Chăm pa, tháp, đền, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế. 1. MỞ ĐẦU . Đặt vấn đề Kiến trúc đền – tháp Chăm Pa được xây dựng chủ yếu ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Theo thống kê của Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, trên cả nước hiện có khoảng 119 đền - tháp và hiện vật điêu khắc Chăm Pa. Hiện nay, tại các địa phương, công tác trùng tu và tôn tạo các di tích Chăm Pa đang được tiến hành. Một số tháp trùng tu nguyên trạng và một số tháp đang trong tình trạng chống sụp đổ. Nhưng trên thực tế, một số tháp đã đổ nát do thời gian, chiến tranh và bên cạnh đó cũng do biện pháp quản lí và giải pháp bảo vệ tháp còn nhiều hạn chế, nên các tháp đang bị xâm hại. Trên thực tế, do vị trí của các tháp nằm trên vùng đồi núi cao và .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.