Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Số 2 Nghĩa Hành

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Số 2 Nghĩa Hành giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập, luyện tập nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. | SỞ GD&ĐT QUẢNG NGÃI TRƯỜNG THPT SỐ 2 NGHĨA HÀNH ĐỀ THI ĐỀ XUẤT NĂM HỌC 2017-2018 Môn: NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể giao đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: “Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hy vọng giải phóng giống nòi. [ ] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình [ ] Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu ? Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự ? Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người ?” (Nguyễn An Ninh, “Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các Dân tộc bị áp bức”, SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXBGD 2013, trang 90) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. (0,5 điểm) Câu 2. Theo tác giả, tiếng nói có tầm quan trọng như thế nào đối với vận mệnh của dân tộc ? (0,5 điểm) Câu 3. Căn cứ vào đâu tác giả nhận định rằng: tiếng “nước mình” không nghèo nàn ? (1,0 điểm) Câu 4. Tác giả cho rằng: “Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian”. Trong hoàn cảnh nước nhà đang bị thực dân thống trị thì câu nói ấy có hoàn toàn đúng không ? Vì sao ? (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam trong việc giữ gìn và phát huy sự giàu đẹp của tiếng Việt. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về chi tiết bát cháo hành trong truyện “Chí Phèo” của Nam Cao (Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) và chi tiết nồi chè khoán (cháo cám) trong truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). ----------HẾT----------

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.