Việc ôn tập sẽ trở nên đơn giản hơn khi các em đã có trong tay Đề khảo sát chuyên đề lần 2 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Tam Dương - Mã đề 485. Tham khảo tài liệu không chỉ giúp các em củng cố kiến thức môn học mà còn giúp các em rèn luyện giải đề, nâng cao tư duy. | SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN 2 NĂM 2017-2018 TRƯỜNG THPT TAM DƯƠNG MÔN: LỊCH SỬ 10 -------------------- Thời gian làm bài: 120 phút; Mã đề thi 485 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Câu 1: Quốc gia cổ Chăm-pa được hình thành trên cơ sở văn hoá A. Sa Thầy. B. Sa Huỳnh. C. Đông Sơn. D. Óc Eo. Câu 2: Đâu là tác động tiêu cực của phát kiến địa lí A. dẫn đến sự khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến. B. tăng cường sự giao lưu văn hoá giữa các châu lục. C. mang lại sự phồn vinh cho châu Âu. D. làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ. Câu 3: Ngôn ngữ và văn tự phát triển có ý nghĩa như thế nào với văn hoá truyền thống Ấn Độ? A. Là điều kiện để chuyển tải, truyền bá văn học, văn hoá Ấn Độ. B. Đạo Phật được truyền bá ra toàn lãnh thổ Ấn Độ và các nước lân cận. C. Là cơ sở để nhiều dân tộc Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết riêng của mình. D. Đưa Ấn Độ vào thời kì văn minh phát triển cao và đặc sắc. Câu 4: Nội dung nào dưới đây phản ánh không chính xác về vai trò, vị trí của vương triều Hồi giáo Đê-li trong lịch sử Ấn Độ A. bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hoá Đông - Tây. B. xây dựng Đê-li trở thành một trong những thành phố lớn nhất thế giới ở thế kỉ XIV. C. là triều đại phong kiến cuối cùng của Ấn Độ. D. các thương nhân Ấn Độ đã truyền bá đạo Hồi đến khu vực Đông Nam Á. Câu 5: Nội dung nào không phải là điều kiện dẫn đến sự ra đời các vương quốc cổ Đông Nam Á? A. Sự phát triển của các ngành kinh tế. B. Sự truyền bá đạo Thiên chúa giáo vào Đông Nam Á. C. Tác động về mặt kinh tế và văn hoá Ấn Độ. D. Sự xuất hiện công cụ bằng kim khí. Câu 6: Sự ra đời lãnh địa phong kiến phản ánh đặc điểm nào của chế độ phong kiến Tây Âu? A. Nền kinh tế hàng hoá sớm phát triển ở Tây Âu. B. Chế độ phong kiến trung ương tập quyền. C. Chế độ phong kiến Tây Âu lâm vào khủng hoảng, tan rã. D. Chế độ phong .