Chuyên đề: Tìm hiểu phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trình bày phần nội dung về: Phương pháp dạy học tích cực là gì, đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực, một số phương pháp dạy học tích cực,. . | PHÒNG GD&ĐT HUYỆN BÌNH CHÁNH TRƯỜNG THCS ĐA PHƯỚC *** CHUYÊN ĐỀ: “TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH” Thực hiện: GV Lê Thanh Hoàng NĂM HỌC: 2015-2016 1 CHUYÊN ĐỀ “TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH” I. Đặt vấn đề: Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh có nghĩa là phải thay đổi cách dạy và cách học. Chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều “đọc- chép”, giáo viên làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh làm trung tâm hay còn được gọi là dạy và học tích cực. Trong cách dạy này học sinh là chủ thể hoạt động, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học. II. Mục tiêu: - Hiểu được bản chất của phương pháp dạy học tích cực. - Nắm được vai trò và nội dung cơ bản của một số phương pháp dạy học tích cực. - Thực hiện được phương pháp dạy học tích cực trong một số bài giảng. - Khẳng định sự cần thiết và có ý thức tự giác, sáng tạo áp dụng PPDH tích cực. III. Nội dung: 1. Phương pháp dạy học tích cực là gì? a. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". Có .