Bài viết Non - Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (Ahpnd) trên tôm nuôi trình bày bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) hay còn gọi là hội chứng chết sớm (EMS) đã và đang trở thành một trong những mối nguy hại nhất đối với nghề nuôi tôm công nghiệp khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam,. . | Tạp chí KH Nông nghiệp Việt Nam 2016, tập 14, số 5: 690-698 Vietnam J. Agri. Sci. 2016, Vol. 14, No. 5: 690-698 NON-VIBRIO PARAHAEMOLYTICUS GÂY BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP (AHPND) TRÊN TÔM NUÔI Đặng Thị Lụa*, Nguyễn Viết Khuê, Phan Thị Vân Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 Email*: danglua@ Ngày gửi bài: Ngày chấp nhận: TÓM TẮT Bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) hay còn gọi là hội chứng chết sớm (EMS) đã và đang trở thành một trong những mối nguy hại nhất đối với nghề nuôi tôm công nghiệp khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh xuất hiện trên cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng và thường xảy ra ở tôm 20 - 45 ngày tuổi với tỷ lệ chết lên tới 100%. Tác nhân gây bệnh AHPND được xác định là do vi khuẩn mang Plasmid có chứa gen Toxin gây hoại tử gan tụy cấp. Dựa trên đặc điểm sinh hóa của vi khuẩn, kỹ thuật PCR sử dụng cặp mồi đặc hiệu nhận biết gen Toxin và giải trình tự đoạn gen 16S-rRNA, kết quả nghiên cứu đã khẳng định có ít nhất 3 chủng vi khuẩn gây bệnh AHPND trên tôm nuôi nước lợ ở Việt Nam, bao gồm 02 chủng vi khuẩn thuộc loài Vibrio parahaemolyticus, đó là V. parahaemolyticus và V. parahaemolyticus và 01 chủng vi khuẩn non - V. parahaemolyticus, đó là V. harveyi . Việc phát hiện thêm loài vi khuẩn không phải là V. parahaemolyticus (non -V. parahaemolyticus) gây bệnh AHPND là phát hiện mới không chỉ đối với các nhà khoa học Việt Nam mà còn là phát hiện mới đối với thế giới. Từ khóa: AHPND/EMS, non-V. parahaemolyticus, tôm chân trắng, tôm sú, Vibrio parahaemolyticus. Non-Vibrio Parahaemolyticus Causing Acute Hepatopancreatic Necrosis on Brackish Shrimps ABSTRACT Acute hepatopancreatic necrosis disease (AHPND), also known as Early Mortality Syndrome (EMS), has become one of the most harmful threats to the shrimp aquaculture industry in Southeast Asia, including Vietnam. It occurs on both tiger and white leg shrimps at 20 - 45 days of age with a mortality rate up to 100%. .