Tác dụng diệt khuẩn của dịch chiết lá sim và hạt sim (Rhodomyrtus tomentosa) đối với vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi nước lợ

Bài viết Tác dụng diệt khuẩn của dịch chiết lá sim và hạt sim (Rhodomyrtus tomentosa) đối với vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi nước lợ trình bày bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) do tác nhân vi khuẩn Vibrio spp. chứa plasmid mang gen Toxin gây ra đã và đang là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển bền vững của ngành nuôi tôm công nghiệp,. . | J. Sci. & Devel. 2015, Vol. 13, No. 7: 1101-1108 Tạp chí Khoa học và Phát triển 2015, tập 13, số 7: 1101-1108 TÁC DỤNG DIỆT KHUẨN CỦA DỊCH CHIẾT LÁ SIM VÀ HẠT SIM (Rhodomyrtus tomentosa) ĐỐI VỚI VI KHUẨN GÂY BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP TRÊN TÔM NUÔI NƯỚC LỢ Đặng Thị Lụa1*, Lại Thị Ngọc Hà2, Nguyễn Thanh Hải3 1 TT Quan trắc môi trường và Bệnh thủy sản miền Bắc, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 2 Khoa Công nghệ thực phẩm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 3 Khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam Email*: danglua@ Ngày gửi bài: Ngày chấp nhận: TÓM TẮT Bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) do tác nhân vi khuẩn Vibrio spp. chứa plasmid mang gen Toxin gây ra đã và đang là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển bền vững của ngành nuôi tôm công nghiệp. Nghiên cứu được tiến hành nhằm sàng lọc, đánh giá khả năng diệt khuẩn của dịch chiết lá sim và dịch chiết hạt sim (Rhodomyrtus tomentosa) đối với các chủng vi khuẩn gây AHPND, Vibrio parahaemolyticus , V. parahaemolyticus và Vibrio sp. trong điều kiện phòng thí nghiệm in vitro. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm cho thấy cả dịch chiết lá sim và dịch chiết hạt sim đều có tác dụng diệt vi khuẩn gây AHPND trong điều kiện in vitro, song dịch chiết hạt sim thể hiện hoạt tính kháng vi khuẩn gây AHPND cao hơn so với dịch chiết lá sim. Đối với dịch chiết hạt sim đường kính vòng vi khuẩn đạt được là 17,67mm đối với chủng V. parahaemolyticus ; 18,0mm đối với chủng V. parahaemolyticus và 19,33mm đối với chủng Vibrio sp. . Kết quả bước đầu cho thấy dịch chiết hạt sim có tiềm năng phát triển thành sản phẩm thảo dược phòng trị AHPND trên tôm theo hướng an toàn sinh học và thân thiện với môi trường. Từ khóa: AHPND, EMS, hạt sim, lá sim, Vibrio, thảo dược, tôm nước lợ. Anti-Bacterial Activity of Myrtle Leaf and Myrtle Seed (Rhodomyrtus tomentosa) Extracts on Bacterial Strains Causing Acute Hepatopancreas

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
5    443    2    27-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.