Cùng tham khảo Đề thi thử vào lớp 10 THPT năm 2018-2019 môn Ngữ Văn - Phòng GD&ĐT Đan Phượng sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả. | PHÒNG GD&ĐT ĐAN PHƯỢNG ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC: 2018 - 2019 MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút không kể thời gian làm bài Phần I: 4 điểm Khổ thơ cuối trong bài thơ “Ánh Trăng” Nguyễn Duy viết: “ Trăng cứ tròn vành vạch Kể chi người vô tình Ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình” Câu 1: Vì sao ở hai dòng thơ cuối, tác giả dùng “ánh trăng” mà không phải “vầng trăng”? Câu 2: Viết bài văn ngắn (kiểu bài nghị luận xã hội) trình bày suy nghĩ của em về đạo lý lẽ sống đặt ra trong đoạn thơ trên? Phần II. điểm Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: “nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám, năm đó chúng ta chưa võ trang trong một trận càn lớn của Mĩ-ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng cho đến bây giờ, thình thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh. - Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu. Tôi cuối xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt xuôi đi. Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Ý nghĩa nhan đề của tác phẩm? Câu 2: Người kể chuyện ở đây là ai? Cách chọn vai kể ấy góp phần như thế nào để tạo nên sự thành công của tác phẩm? Câu 3: Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phương pháp lập luận quy nạp, nêu suy nghĩ của em về tình cha con của nhân vật “ anh Sáu” trong đoạn văn có sử dụng một câu có khởi ngữ và một phép thể? Câu 4: Kể tên hai tác phẩm viết về đề tài người lính cách mạng đã được học trong chương trình ngữ văn 9 và ghi rõ tên tác giả. (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)