Nghiên cứu này phân tích số liệu sẵn có của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương từ năm 1989 đến 2008. Kết quả cho thấy, trong 20 năm (1989-2008) có 123 trận lũ quét, làm chết người và làm bị thương 655 người. Lũ quét thường xảy ra nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (87,8%). | Một số đặc điểm dịch tễ học lũ quét tại Việt Nam trong giai đoạn 1989-2008 Hà Văn Như* Nghiên cứu này phân tích số liệu sẵn có của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương từ năm 1989 đến 2008. Kết quả cho thấy, trong 20 năm (1989-2008) có 123 trận lũ quét, làm chết người và làm bị thương 655 người. Lũ quét thường xảy ra nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (87,8%). Tháng 7 là tháng có nhiều lũ quét nhất: 39,8% tổng số lũ quét trong thời gian nghiên cứu. Số lũ quét xảy ra vào tháng 6, 7 và 8 chiếm 81,5%. Trong khi số lượng lũ quét có xu hương tăng theo thời gian thì số tử vong và chấn thương chưa thấy rõ khuynh hướng. Nghiên cứu này cho thấy cơ sở dữ liệu sẵn có về lũ quét chỉ bao gồm những thông tin rất hạn chế. Để khắc phục những hạn chế này, qui định ghi chép và báo cáo về lũ quét và lũ lụt nói chung cần được xây dựng và áp dụng thống nhất trong cả nước. Hơn nữa, những nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn về lũ quét, bao gồm cả những nghiên cứu về dịch tễ học tử vong và chấn thương do lũ quét cần được thực hiện trong tương lai. Từ khóa: lũ quét; tử vong do lũ quét; chấn thương do lũ quét; Việt Nam Some epidemiological characteristics of flash flood in Vietnam during 20 years, 1989 - 2008 This report based on the analysis of available data presented in reports of the Central Committee for Flood and Storm Control, Viet Nam, from 1989 to 2008. Results: in the 20 years, 123 flash floods which killed 1,299 people and injured 655 others were reported. Flash floods occurred more often in the mountainous provinces of the North of Viet Nam (). Most of flash floods () occurred in June, July and August. It seems that there is a trend of increase in the numbers of flash floods, while this is not clear with the numbers of deaths and injuries. Available information on floods and its health impacts are very limited in the present database, therefore it is very important to develop and implement recording and reporting system systematically which contain more .