Phần 2 ebook gồm các nội dung: Khơi dậy và nuôi dưỡng lòng tự trọng sự tự tin nơi con trẻ, làm thế nào khiến trẻ hợp tác và vâng lời cha mẹ, thay đổi tư duy bằng phương pháp chuyển hóa ý nghĩa tích cực, kỷ luật trong gia đình theo phương châm cả nhà cùng thắng,. chi tiết nội dung tài liệu. | CHƯƠNG 6 KHƠI DẬY VÀ NUÔI DƯỠNG LÒNG TỰ TRỌNG SỰ TỰ TIN NƠI CON TRẺ Mơ ước lớn nhất của tất cả các bậc cha mẹ là được thấy con mình lớn lên sống một cuộc đời hạnh phúc và thành công. Hẳn ai cũng biết rõ rằng thành tích học tập ở trường không phải là điều kiện cần và đủ để trẻ thành công trên đường đời. Trong cuộc sống ta gặp không thiếu gì người tài trí với những tấm bằng chói lọi nhưng họ vẫn thất bại trong cuộc sống như thường. Có lẽ cái họ thiếu là niềm tin vào bản thân để theo đuổi ước mơ và vượt qua mọi khó khăn trở ngại. Những phẩm chất này chỉ có thể có được từ lòng tự trọng cao và ý thức về giá trị của mình. Trong các khóa đào tạo dành cho tuổi teen, chúng tôi luôn nhấn mạnh rằng lòng tự trọng của các em chính là nền tảng cho thành công của chúng trong tương lai. Đạt được điểm 10 tuyệt đối ư, cũng chẳng có ích gì nếu bạn không đủ tự tin để khai thác hết khả năng của mình và để áp dụng một cách linh hoạt và hiệu quả mớ kiến thức học được trên ghế nhà trường và trong sách vở. Điều đáng buồn là nhiều đứa trẻ rất thông minh nhưng lại hết sức tự ti, không biết rõ giá trị của mình, điều này đặc biệt đúng với những trẻ em đến từ nền văn hóa Á Đông. Mỗi năm, chúng tôi góp phần đào tạo hàng chục ngàn trẻ em đến từ khắp nơi trên thế giới và sự khác biệt trong mức độ tự tin giữa những đứa trẻ thuộc các nền văn hóa khác nhau là rất đáng kể. Ví dụ, ở Việt Nam và thậm chí cả Singapore, rất ít bàn tay giơ lên khi thầy giáo kêu gọi học sinh đặt câu hỏi hay trả lời câu hỏi. Nhiều em có tâm lý sợ “nổi bật” trong đám đông hay sợ phạm lỗi nên thường án binh bất động. Trái lại, các học sinh Âu – Mỹ lập tức giơ tay ngay khi chúng biết câu trả lời, và không ngại đặt ra những câu hỏi có thể bị cho là “ngớ ngẩn”. Ngay trong ngôi trường nổi tiếng thế giới như NUS (National University of Singapore) thì thường là sinh viên các nước Âu - Mỹ hăng hái phát biểu ý kiến chứ không phải là sinh viên Châu Á. Đó là một trong những lý do chính giải thích tại sao những công việc quan trọng .