Bài viết Quan niệm về các hình thức cai trị của nhà nước trong tác phẩm chính trị của Aristotle trình bày lĩnh vực chính trị, ông có nhiều công trình khảo cứu công phu, trong đó tiêu biểu là tác phẩm Chính trị, một trong những công trình kinh điển của khoa chính trị học tại Phương tây,. . | TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI SOÁ 7(179)-2013 1 TRIEÁT HOÏC - CHÍNH TRÒ HOÏC - LUAÄT HOÏC QUAN NIỆM VỀ CÁC HÌNH THỨC CAI TRỊ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG TÁC PHẨM CHÍNH TRỊ CỦA ARISTOTLE ĐỖ THỊ THÙY TRANG TÓM TẮT Aristotle (384- 322 trước công nguyên) là triết gia nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại. Trong lĩnh vực chính trị, ông có nhiều công trình khảo cứu công phu, trong đó tiêu biểu là tác phẩm Chính trị, một trong những công trình kinh điển của khoa chính trị học tại phương Tây. Trong tác phẩm, các hình thức cai trị được đặt ra và phân tích sâu sắc. Aristotle đã dùng phương pháp so sánh giữa mô hình nhà nước lý tưởng với mô hình nhà nước trong thực tế để đưa ra những nguyên lý xây dựng một nền chính trị mang lại “điều tốt nhất” cho con người. 1. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH QUAN NIỆM VỀ CÁC HÌNH THỨC CAI TRỊ CỦA ARISTOTLE TRONG TÁC PHẨM CHÍNH TRỊ Quá trình phát sinh, phát triển của triết học Hy Lạp nói chung của tư tưởng chính trị Aristotle nói riêng là sự phản ánh điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội Hy Lạp cổ đại. F. Engels đã viết: “Không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia Hy Lạp, không có nghệ thuật và khoa học Hy Lạp” (Mác- Đỗ Thị Thùy Trang. Thạc sĩ. Trường Đại học Tài chính-Kế toán Quảng Ngãi. Ăngghen, 2000, tập 20, tr. 256). Vì vậy, nghiên cứu tư tưởng chính trị của Aristotle cần phải đặt trong điều kiện lịch sử hình thành nên nó. Người Hy Lạp thời cổ đại sống trong các thị quốc được cai trị theo những cách thức khác nhau. Giữa các thị quốc thường xuyên xảy ra những cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau dẫn đến sự liên tục xuất hiện và tàn lụi của các thị quốc. Chính điều kiện địa lý, sự tồn tại, phát triển và thay thế nhau của các thị quốc, sự đan xen giữa các hình thức cai trị, sự mở rộng lãnh thổ, giao lưu văn hóa đã tạo nên tính đa dạng và phức tạp của đời sống chính trị. Điều đó được Aristotle thể hiện trong tư tưởng chính trị của ông. Cùng với sự phát triển về kinh tế, văn hóa là sự ra đời của chính thể dân chủ. Nền dân chủ Athens được coi là hình .