Bài viết Tiến trình đô thị hóa ở Việt Nam trong mối quan hệ với tam nông trình bày xem xét các mô hình đô thị hóa trên thế giới; đánh giá lại quan điểm phát triển đô thị hóa của Việt Nam dưới các cấp độ và chiều kích khác nhau; xem xét thực trạng phát triển đô thị của Việt Nam từ 1990 đến nay, trong một số trường hợp có sự so sánh với các bài học kinh nghiệm của nước ngoài; đưa ra một vài gợi ý cho sự phát triển bền vững đô thị-nông thôn,. . | TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI SOÁ 8(180)-2013 25 TIẾN TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở VIỆT NAM TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI TAM NÔNG NGUYỄN MINH HÒA TÓM TẮT Sau hơn 20 năm tiến hành đô thị hóa, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tăng trưởng kinh tế. Cũng như tất cả các nước châu Á khác khi tiến hành đô thị hóa, đặc biệt là giai đoạn chuyển đổi nhanh từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp, thương mại và dịch vụ, Việt Nam cũng gặp phải những khó khăn và thách thức trong việc chọn lựa con đường và cách thức đô thị hóa, đặc biệt là giải quyết mối quan hệ giữa đô thị và nông thôn. Bài viết xem xét các mô hình đô thị hóa trên thế giới; đánh giá lại quan điểm phát triển đô thị hóa của Việt Nam dưới các cấp độ và chiều kích khác nhau; xem xét thực trạng phát triển đô thị của Việt Nam từ 1990 đến nay, trong một số trường hợp có sự so sánh với các bài học kinh nghiệm của nước ngoài; đưa ra một vài gợi ý cho sự phát triển bền vững đô thị-nông thôn. LỜI DẪN Công nghiệp hóa và đô thị hóa là một tiến trình tất yếu đối với những nước nông nghiệp nghèo muốn trở thành quốc gia giàu mạnh trong thế kỷ XXI - thế kỷ của xã Nguyễn Minh Hòa. Phó Giáo sư tiến sĩ. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. hội đô thị. Đây được coi là một qui luật hợp lý bởi thực tế cho thấy chưa có quốc gia nào trở nên giàu có nếu chỉ thuần túy làm nông nghiệp, nhưng mỗi quốc gia cần phải tỉnh táo khi lựa chọn mô hình phát triển, định hướng chiến lược đô thị hóa cho phù hợp với bối cảnh kinh tế-xã hội của đất nước, cũng như phù hợp với tâm thế của dân tộc. Việt Nam đang đứng trước những câu hỏi lớn là việc đô thị hóa theo chiều rộng, thiên về tổ chức vật chất và không gian như hiện nay sẽ dừng lại khi nào? Tỷ lệ “tam nông” đến hết thế kỷ XXI này sẽ còn lại là bao nhiêu? Mô hình phát triển đô thị và nông thôn nào được cho là hợp lý cho bối cảnh quốc gia và quốc tế, cho trình độ phát triển và tránh được những rủi ro không lường trước? Những thông .