Khảo sát chuyển tải trầm tích vào, ra rừng ngập mặn thuộc vùng cửa sông Đồng Tranh huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh

Rừng ngập mặn (RNM) đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vùng ven bờ trước những tác động của các yếu tố thủy-thạch-động-lực học, trong bảo tồn đời sống hoang dã và được xem là nguồn chủ đạo cung cấp các vật liệu hữu cơ và chất dinh dưỡng cực kỳ quan trọng cho một dải rộng các quần thể thuộc biển. Tuy nhiên, RNM vẫn tiếp tục bị tàn phá. Hoạt động phá rừng vẫn tiếp tục diễn ra một cách nghiêm trọng trên toàn thế giới. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 11, SOÁ 04 - 2008 KHẢO SÁT CHUYỂN TẢI TRẦM TÍCH VÀO, RA RỪNG NGẬP MẶN THUỘC VÙNG CỬA SÔNG ĐỒNG TRANH HUYỆN CẦN GIỜ, TP. HỒ CHÍ MINH La Thị Cang, Nguyễn Công Thành Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, ĐHQG-HCM VẤN ĐỀ Rừng ngập mặn (RNM) đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vùng ven bờ trước những tác động của các yếu tố thủy-thạch-động-lực học, trong bảo tồn đời sống hoang dã và được xem là nguồn chủ đạo cung cấp các vật liệu hữu cơ và chất dinh dưỡng cực kỳ quan trọng cho một dải rộng các quần thể thuộc biển. Tuy nhiên, RNM vẫn tiếp tục bị tàn phá. Hoạt động phá rừng vẫn tiếp tục diễn ra một cách nghiêm trọng trên toàn thế giới. Đặc biệt, ở nước ta, do các nhu cầu về nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, xây dựng, và nhất là sự mất gỗ do đã bị rãi chất độc làm rụng lá trong các cuộc chiến tranh, đã làm mất đi một lượng rất lớn diện tích RNM. Hiện nay, nước ta là nước có các chương trình trồng rừng lại lớn nhất thế giới (Tuấn và ., 2002). Dù vậy chúng ta vẫn rất cần hiểu rõ hơn vai trò và cấu trúc của RNM. Vài năm trước đây ở khu vực Châu Á đã xảy ra thảm họa sóng thần. Vậy cũng có thể đặt câu hỏi RNM có thể có tác dụng tích cực trong giảm thiểu sức tàn phá của sóng thần ở những vùng bãi biển có RNM mà sóng thần đi qua? Do vậy, những nghiên cứu về ảnh hưởng của RNM trong việc làm thay đổi các quá trình ven bờ và sự phát triển đường bờ là vô cùng cần thiết. Nghiên cứu “chuyển tải trầm tích vào, ra RNM” là một đóng góp rất nhỏ vào bức tranh tổng thể to lớn này. 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ ĐO ĐẠC Các đo đạc động lực trầm tích lơ lửng được thực hiện bằng máy OBS (Optical Backstattered Sensor) được đặt ở bìa RNM (Hình ). Động lực học trầm tích bề mặt được đo bằng cách sử dụng các que đánh dấu (tracer stick) (Hình ) (Schwarzer, K. Và ., M., 2001). Dao động mực nước và sóng được đo bằng các máy CTD (Hình ) (Concentration Temperature Deepth) và máy đo sóng MWR-I (Hình ) (Furukawa K. và , 1996). Hình 1. (a) Máy OBS;

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.