Nguồn nước kênh rạch tại Tp. Hồ Chí Minh đang chịu sự ô nhiễm nghiêm trọng phần lớn do các chất thải từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp hầu như không được xử lý đạt tiêu chuẩn mà thải trực tiếp xuống hệ thống kênh rạch | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 11, SOÁ 04 - 2008 NGHIÊN CỨU VÀ LỰA CHỌN MỘT SỐ THỰC VẬT CÓ KHẢ NĂNG HẤP THU CÁC KIM LOẠI NẶNG (Cr, Cu, Zn) TRONG BÙN NẠO VÉT KÊNH TÂN HÓA LÒ GỐM Đồng Thị Minh Hậu(1), Hoàng Thị Thanh Thủy (2), Đào Phú Quốc(2) (1) Chi cục Bảo vệ Môi trường khu vực Đông Nam Bộ (2) Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG –HCM 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nguồn nước kênh rạch tại Tp. Hồ Chí Minh đang chịu sự ô nhiễm nghiêm trọng phần lớn do các chất thải từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp hầu như không được xử lý đạt tiêu chuẩn mà thải trực tiếp xuống hệ thống kênh rạch [3]. Thành phần và đặc tính của bùn lắng chủ yếu là chất hữu cơ chiếm tỷ lệ rất lớn từ 70-80% và một số KLN với nồng độ cao [2, 4]. Ô nhiễm từ bùn đáy kênh rạch là rất cao và ngày càng gia tăng vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, đặc biệt là ô nhiễm kim loại nặng nhưng chưa có biện pháp quản lý, xử lý chúng thích hợp. Những phương pháp truyền thống hiện đang áp dụng để xử lý KLN có hại trong bùn thải bao gồm các quá trình vật lý và hóa học, xử lý nhiệt (thiêu đốt), hay phương pháp chôn lấp, Hầu hết các phương pháp đều ứng dụng công nghệ phức tạp, tuy tốc độ xử lý các chất ô nhiễm nhanh nhưng ngược lại chúng đều khá tốn kém về kinh phí, Phương pháp loại bỏ KLN từ những vùng bị ô nhiễm bằng giải pháp công nghệ sinh học môi trường - sử dụng các loài thực vật có khả năng chống chịu và tích lũy KLN là giải pháp thân thiện với môi trường, đơn giản, dễ triển khai và hiệu quả về kinh tế. Trên thế giới việc ứng dụng thực vật để xử lý ô nhiễm KLN trong môi trường đã đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Họ đã thống kê có khoảng 400 loài cây có khả năng siêu tích lũy kim loại nặng [8]. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu dùng thực vật trong xử lý đất bị ô nhiễm cũng đã được thực hiện bởi TS. Diệp Thị Mỹ Hạnh và các cộng sự đã đạt được nhiều kết quả khả quan [1]. Phương pháp xử lý dùng thực vật được phát triển với nhiều cách thức áp dụng khác nhau trong việc làm sạch