Chất khử trùng javel (NaOCl) đã được sử dụng để khử trùng mầm chồi lấy từ vườn điều đầu dòng tại Hưng Lộc – Đồng Nai. Các nồng độ và thời gian khác nhau đã được khảo sát trong mùa mưa, các mẫu khử trùng có tỷ lệ nhiễm 100% sau 6 ngày nuôi cấy ở tất cả các nồng độ javel đã được sử dụng: 20, 30, 40% (v/v). Sự khử trùng chỉ đạt hiệu quả vào mùa khô khi cây đầu dòng được xử lý bằng dung dịch bordeaux 1lần/tuần trước khi lấy mẫu. Tỷ lệ nhiễm thấp nhất (27%) và tỷ lệ sống cao nhất (63%) khi cành non phát triển trong mùa khô, thu nhận sau 30 ngày hình thành được xử lý với NaOCl 30% (v/v), thời gian 40 phút. Trên nhiều giống điều cao sản khác nhau, PN1, LG, TL6/3, MH5, được trồng trong cùng điều kiện sinh thái, khả năng khử trùng tạo mẫu vô trùng là khác nhau. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 11, SOÁ 07 - 2008 NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP KHỬ TRÙNG MẦM CHỒI TỪ CÂY TRƯỞNG THÀNH CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐIỀU (Anacardium occidentale L.) CAO SẢN Nguyễn Đình Sỹ, Nguyễn Thị Quỳnh, Nguyễn Thị Vân Thùy, Huỳnh Hữu Đức Viện Sinh học Nhiệt đới TÓM TẮT: Chất khử trùng javel (NaOCl) đã được sử dụng để khử trùng mầm chồi lấy từ vườn điều đầu dòng tại Hưng Lộc – Đồng Nai. Các nồng độ và thời gian khác nhau đã được khảo sát trong mùa mưa, các mẫu khử trùng có tỷ lệ nhiễm 100% sau 6 ngày nuôi cấy ở tất cả các nồng độ javel đã được sử dụng: 20, 30, 40% (v/v). Sự khử trùng chỉ đạt hiệu quả vào mùa khô khi cây đầu dòng được xử lý bằng dung dịch bordeaux 1lần/tuần trước khi lấy mẫu. Tỷ lệ nhiễm thấp nhất (27%) và tỷ lệ sống cao nhất (63%) khi cành non phát triển trong mùa khô, thu nhận sau 30 ngày hình thành được xử lý với NaOCl 30% (v/v), thời gian 40 phút. Trên nhiều giống điều cao sản khác nhau, PN1, LG, TL6/3, MH5, được trồng trong cùng điều kiện sinh thái, khả năng khử trùng tạo mẫu vô trùng là khác nhau. 1. MỞ ĐẦU Cây điều (Anacardium occidentale L.) thuộc họ Anacardiaceae. Ở nước ta, cùng với những cây công nghiệp khác như cà phê, cao su, tiêu, điều được đánh giá là một cây công nghiệp đóng vai trò quan trọng và mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Sau 25 năm phát triển, theo hiệp hội Điều Việt Nam, diện tích trồng điều trong năm 2005 là hecta, năng suất bình quân 1,0 - 1,1 tấn/hecta. Sản lượng khoảng - tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 490 triệu USD (VINACAS, 2006). Cùng với sự gia tăng nhanh chóng về diện tích trồng và sản lượng hạt, nhu cầu về số lượng cây giống đồng nhất có chất lượng tốt là rất cần thiết hiện nay. Trong tự nhiên, điều là cây thu phấn chéo, do đó, cây điều có sự phân ly khi sử dụng hạt để nhân giống (Philip và cs. 1984). Bằng phương pháp nuôi cấy mô thực vật, chúng ta có thể tạo được một số lượng lớn cây giống trong thời gian ngắn, giải quyết phần nào nhu cầu giống hiện nay. Trên thế giới, việc nghiên cứu