Nghiên cứu sử dụng Bentonite Bình Thuận biến tính làm xúc tác cho phản ứng ghép đôi Heck giữa Iodotoluene và Styrene

Phản ứng ghép đôi xây dựng bộ khung carbon từ những phân tử đơn giản nhờ vào các xúc tác kim loại chuyển tiếp đã và đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng các nhà khoa học trong suốt hơn 30 năm qua [1]. Trong đó, phản ứng ghép đôi Heck giữa các dẫn xuất halogen của hydrocarbon thơm với các alkene đầu mạch như styrene và dẫn xuất của nó được xem là một trong những phản ứng quan trọng nhất, được ứng dụng rộng rãi trong ngành sản xuất các hoá chất cao cấp, sản xuất các dược phẩm quan trọng cũng như các vật liệu kỹ thuật có tính năng cao. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 11, SOÁ 08 - 2008 NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BENTONITE BÌNH THUẬN BIẾN TÍNH LÀM XÚC TÁC CHO PHẢN ỨNG GHÉP ĐÔI HECK GIỮA IODOTOLUENE VÀ STYRENE Phan Thanh Sơn Nam, Vương Quang Thạo Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG -HCM 1. GIỚI THIỆU Phản ứng ghép đôi xây dựng bộ khung carbon từ những phân tử đơn giản nhờ vào các xúc tác kim loại chuyển tiếp đã và đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng các nhà khoa học trong suốt hơn 30 năm qua [1]. Trong đó, phản ứng ghép đôi Heck giữa các dẫn xuất halogen của hydrocarbon thơm với các alkene đầu mạch như styrene và dẫn xuất của nó được xem là một trong những phản ứng quan trọng nhất, được ứng dụng rộng rãi trong ngành sản xuất các hoá chất cao cấp, sản xuất các dược phẩm quan trọng cũng như các vật liệu kỹ thuật có tính năng cao [2,3]. Phản ứng Heck thường sử dụng xúc tác Pd ở dạng đồng thể hoặc dị thể, trong đó xúc tác Pd dị thể đang được quan tâm do vấn đề tách và tinh chế sản phẩm dễ dàng hơn, cũng như xúc tác dị thể sẽ có khả năng thu hồi và tái sử dụng tốt hơn – phù hợp với hướng đi của hóa học xanh [4]. Ngày nay, người ta vẫn phải sử dụng các xúc tác phức Pd đắt tiền cho phản ứng Heck, và các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu với mục đích sẽ tìm ra một loại xúc tác tốt nhất cho phản ứng này [5]. Việc sử dụng bentonite Bình Thuận biến tính làm xúc tác cho các phản ứng tổng hợp hữu cơ đã được các nhà khoa học trong nước nghiên cứu từ nhiều năm qua, đặc biệt là nhóm nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Thuận và các cộng sự ở Đại học Quốc gia Hà Nội [6,7]. Các nghiên cứu nói trên tập trung vào việc trao đổi bentonite Bình Thuận với các kim loại như Fe3+, Al3+, Zn2+ làm xúc tác acid rắn trong các phản ứng alkyl hoá hoặc đồng phân hoá, hoặc sử dụng bentonite Bình Thuận làm chất mang cho các tác nhân oxy hoá. Theo hiểu biết của chúng tôi, mặc dù phản ứng ghép đôi nói chung và phản ứng Heck nói riêng đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu nhưng các nhóm nghiên cứu ở Việt Nam vẫn chưa có các .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
187    26    1    28-11-2024
476    18    1    28-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.