Nhu cầu phục hồi chức năng do các bệnh về thần kinh, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, các họat động thể dục thể thao và tuổi già, hiện nay rất lớn và quá tải trong tất cả các bệnh viện, trung tâm chấn thương chỉnh hình và các trung tâm thể dục thể thao. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực về vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và một số thiết bị tập phục hồi chức năng khớp cổ chân hiện có tại các bệnh viện lớn như Chợ Rẫy, Thống Nhất và doanh nghiệp sản xuất dụng cụ vật lý trị liệu - phục hồi chức năng như Phana còn rất nhiều hạn chế như: thiết bị thiếu nhiều tính năng, họat động đơn giản, không thể thay đổi các tham số vật lý trị liệu để phù hợp với những điều kiện khác nhau của người bệnh nhằm giúp người bệnh đạt được sự tiến bộ nhanh nhất trong phục hồi chức năng. | Science & Technology Development, Vol 11, - 2008 NÂNG CAO THỰC THI ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ TẬP CỔ CHÂN SỬ DỤNG CƠ CẤU CHẤP HÀNH PAM Từ Diệp Công Thành Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM (Bài nhận ngày 28 tháng 02 năm 2008, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 08 tháng 05 năm 2007) TÓM TẮT: Nhu cầu phục hồi chức năng do các bệnh về thần kinh, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, các họat động thể dục thể thao và tuổi già, hiện nay rất lớn và quá tải trong tất cả các bệnh viện, trung tâm chấn thương chỉnh hình và các trung tâm thể dục thể thao. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực về vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và một số thiết bị tập phục hồi chức năng khớp cổ chân hiện có tại các bệnh viện lớn như Chợ Rẫy, Thống Nhất và doanh nghiệp sản xuất dụng cụ vật lý trị liệu - phục hồi chức năng như Phana còn rất nhiều hạn chế như: thiết bị thiếu nhiều tính năng, họat động đơn giản, không thể thay đổi các tham số vật lý trị liệu để phù hợp với những điều kiện khác nhau của người bệnh nhằm giúp người bệnh đạt được sự tiến bộ nhanh nhất trong phục hồi chức năng. Sản phẩm mang tính cơ khí thuần túy, thiếu khả năng tự động và cần chuyên gia vật lý trị liệu hướng dẫn liên tục. Trên cơ sở đó, nghiên cứu chế tạo và điều khiển thiết bị tập phục hồi chức năng khớp cổ chân sử dụng cơ cấu chấp hành PAM (Pneumatic Artificial Muscle – Cơ bắp nhân tạo dùng khí nén) được giới thiệu nhằm hướng đến: hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ ngành y tế, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc, thay thế dần các thiết bị đã lỗi thời, thiếu nhiều tính năng hiện đang được sử dụng trong hầu hết các bệnh viện, trung tâm chấn thương chỉnh hình, các trung tâm huấn luyện thể dục thể thao, hoặc thay thế các thiết bị nhập ngọai, giá thành rẻ. Thiết bị tập cổ chân được điều khiển thông qua PC và sử dụng bộ điều khiển PID. Các tính năng hỗ trợ tốt nhất có thể cho các chuyên gia trong việc ra y lệnh cũng được trình bày thông qua phần mềm điều khiển đề xuất. Từ khóa: Cơ cấu chấp hành PAM, Vật lý trị liệu - Phục hồi chức