Ứng dụng nội suy NURBS bậc 3 xử lý trơn láng đường chạy dao tốc độ cao

Bài báo trình bày phương pháp xử lý trơn láng đường chạy dao tốc độ cao (TĐC) nhằm nâng cao chất lượng và năng suất cho quá trình gia công. Phương pháp đề nghị ứng dụng mô hình B-Spline không đều hữu tỷ (Non-Uniform Rational B-Spline – NURBS) bậc 3 và điều kiện liên tục C2 tạo đường chạy dao chuyển tiếp để kết nối hai đường chạy dao gia công không liên tục thành đường chạy dao trơn láng. | TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 9, SỐ 7 -2006 ỨNG DỤNG NỘI SUY NURBS BẬC 3 XỬ LÝ TRƠN LÁNG ĐƯỜNG CHẠY DAO TỐC ĐỘ CAO Đoàn Thị Minh Trinh, Dương Võ Nhị Anh Trường Đại Học Bách Khoa, ĐHQG-HCM (Bài nhận ngày 09 tháng 12 năm 2006, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 21 tháng 07 năm 2006) TÓM TẮT: Bài báo trình bày phương pháp xử lý trơn láng đường chạy dao tốc độ cao (TĐC) nhằm nâng cao chất lượng và năng suất cho quá trình gia công. Phương pháp đề nghị ứng dụng mô hình B-Spline không đều hữu tỷ (Non-Uniform Rational B-Spline – NURBS) bậc 3 và điều kiện liên tục C2tạo đường chạy dao chuyển tiếp để kết nối hai đường chạy dao gia công không liên tục thành đường chạy dao trơn láng. Phương pháp xử lý trơn láng được áp dụng cho hai trường hợp : (i) đường chạy dao gia công biên dạng góc; (ii) đường chạy dao chuyển lớp cắt. Đường chạy dao chuyển tiếp được đề nghị dạng vòng cho trường hợp đường chạy dao gia công biên dạng góc và dạng đường xoắn tròn cho trường hợp đường chạy dao chuyển lớp cắt. Ứng dụng mô hình NURBS bậc 3 để nội suy đường chạy dao chuyển tiếp đáp ứng điều kiện liên tục C2 tại điểm kết nối đường chạy dao. Do đó đảm bảo ổn định động lực học, chất lượng và năng suất cho quá trình gia công. 1. GIỚI THIỆU Với chế độ gia công tốc độ cao (TĐC), tốc độ chạy dao (v) và tốc độ trục chính (n) đều rất lớn (v>100m/phút; n>7000 vòng/phút) [7]. Do đó, nếu hoạch định đường chạy dao dạng gấp khúc như đối với chế độ cắt truyền thống (Hình 1), thì phải giảm tốc độ di chuyển đến dừng hẳn hoặc gần như dừng hẳn khi dao tiếp cận vùng gia công biên dạng góc và chỉ có thể tăng tốc khi thoát ra khỏi vùng đổi hướng chạy dao [5]. Để hạn chế giảm tốc độ chạy dao, kỹ thuật lập trình NC cho gia công TĐC áp dụng giải pháp bổ sung đường chạy dao chuyển tiếp để kết nối hai đường chạy dao gia công không liên tục thành đường chạy dao trơn láng (Hình 2) [2, 3]. Tuy nhiên các chức năng lập trình NC liên quan áp dụng nội suy thẳng (G01) và nội suy tròn (G02/G03) cho đường chạy dao chuyển tiếp, do đó không .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.