Thuộc số các văn phẩm được công bố trong tập 2 Hồ Chí Minh toàn tập xuất bản lần 2, 2000) có một bài viết của Người dung lượng tuy không lớn, nhưng chứa đựng nhiều ý tưởng quan trọng về ngôn ngữ học. Đó là Thư trả lời ông H. (Thượng Huyền) với mục đích “trình bày tất cả những nhận xét” của tác giả bức thư được kí tên là . (một bí danh viết tắt của Người thời kỳ hoạt động ở Quảng Châu – Trung Quốc) để trao đổi với ông H. xung quanh tập bài viết của ông H. về chủ đề cách mạng. | TẠP CHÍ PHT TRIỂN KH&CN, TẬP 9, SỐ 3-2006 ĐÓ LÀ LỐI HÀNH VĂN THẬT SỰ TRONG SÁNG VÀ CAO XA (Tìm hiểu và học tập di sản ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh) Bùi Khánh Thế Trường Đại học Dn lập Tin học & Ngoại ngữ TÓM TẮT : Thuộc số các văn phẩm được công bố trong tập 2 Hồ Chí Minh toàn tập xuất bản lần 2, 2000) có một bài viết của Người dung lượng tuy không lớn, nhưng chứa đựng nhiều ý tưởng quan trọng về ngôn ngữ học. Đó là Thư trả lời ông H. (Thượng Huyền) với mục đích “trình bày tất cả những nhận xét” của tác giả bức thư được kí tên là . (một bí danh viết tắt của Người thời kỳ hoạt động ở Quảng Châu – Trung Quốc) để trao đổi với ông H. xung quanh tập bài viết của ông H. về chủ đề cách mạng. Các ý tưởng trong Thư trả lời cho chúng ta biết những quan điểm đã sớm hình thành ở Người về tiếng Việt và về ngôn ngữ nói chung. Các quan điểm này về sau được Người làm sâu sắc thêm mỗi khi có dịp đề cập đến và ngay cả trong chính hành động ngôn từ của mình. Trong khoảng những năm từ 1924 đến 1930 khi Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô đến Quảng Châu (Trung Quốc), một trong những sứ mệnh quan trọng của Người là “trực tiếp chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời chính Đảng của giai cấp vô sản để lãnh đạo cách mạng Việt Nam” (HCM toàn tập, . Lời giới thiệu) . Vào thời gian ấy, trong số các thư tín, tác phẩm, luận văn của Người có một bài viết mang ý nghĩa đặc biệt đối với việc tìm hiểu các quan điểm của Người về tiếng Việt và về ngôn ngữ nói chung. Đó là Thư trả lời ông H. (Thượng Huyền) được ký là . đề ngày . Thư viết bằng tiếng Pháp, trong đó có những từ ghi bằng tiếng Việt như “Cách mệnh”, “quốc ngữ”, “tẩy chay”. Toàn văn bản dịch tiếng Việt được in trong HCM toàn tập, XB lần 2, 2000, , tr 156-165). Những từ hoặc ngữ, cần được in nghiêng hoặc để trong ngoặc kép là dựa đúng theo bản in được trích từ Hồ Chí Minh toàn tập (Xuất bản lần thứ hai), 2000, . NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. Qua nội dung Thư trả lời chúng ta được biết hồi bấy .