Bài viết này làm sáng tỏ các nội dung sau đây: Coi các quan hệ nhân văn là tiêu chí quan trọng của đô thị hiện đại, những lý do khiến cho nhu cầu về không gian giao tiếp tăng lên trong xã hội hiện đại. Xác định các cấp độ của không gian đô thị công cộng và thực trạng về không gian công cộng ở TP. HCM từ qúa khứ đến hiện tại. | TẠP CHÍ PHT TRIỂN KH&CN, TẬP 9, SỐ 3-2006 TỪ KHÔNG GIAN GIAO TIẾP ĐẾN KHÔNG GIAN NHÂN VĂN - CON ĐƯỜNG ĐI CỦA ĐÔ THỊ VIỆT NAM Nguyễn Minh Hòa Trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT : Bài viết này làm sáng tỏ các nội dung sau đây: Coi các quan hệ nhân văn là tiêu chí quan trọng của đô thị hiện đại Những lý do khiến cho nhu cầu về không gian giao tiếp tăng lên trong xã hội hiện đại. Xác định các cấp độ của không gian đô thị công cộng Thực trạng về không gian công cộng ở TP. HCM từ qúa khứ đến hiện tại Các phương thức tạo ra không gian công cộng ở đô thị Việt Nam Quá trình chuyển từ không gian cơ học thành không gian giao tiếp văn hóa Cuối cùng tác gỉa đưa ra ý tưởng về việc nên giữ gìn và phát huy những quan hệ xã hội truyền thống trên nền tảng của công nghệ và kỹ thuật hiện đại. một đô thị nhân văn Nhân văn là một trong các tiêu chí cao nhất của chất lượng sống đô thị. Trong một thời gian dài, người ta hướng phát triển đô thị đến mục tiêu là có nhiều nhà chọc trời, kỹ thuật tân kỳ, dịch vụ hoàn hảo và tăng trưởng kinh tế nóng trên hai con số, còn mỗi gia đình cố gắng phấn đấu sao cho giàu có hơn, tiện nghi hơn. Nhưng những năm gần đây người ta nhận ra hình như đấy không phải là mục tiêu cao nhất và cuối cùng của con người. Một thành phố giàu có, tân kỳ nhưng con người luôn cảm thấy không an toàn, phải chịu áp lực nặng nề, rủi ro luôn rình rập, con người luôn cảm thấy cô đơn như trong hoang mạc thì mọi sự giàu có trở nên vô nghĩa. Các quốc gia phát triển đang tư duy lại về việc phát triển đô thị. Các nước châu Âu, Bắc Mỹ đang quay trở về hình bóng thời xa xưa của mình đó là mô hình thành phố nhỏ, ít dân, nhiều màu xanh, sống cởi mở và thân thiện. Điều này được coi là sự “Phục hưng” lần thứ hai. Còn các quốc gia chậm phát triển ở châu Á đang tiến hành đô thị hóa sau cũng nhận ra rằng nếu cứ chạy theo tiêu chí nhà chọc trời, kỹ thuật hiện đại để bắt kịp các nước châu Au và bắc Mỹ thì qủa thật đây là cuộc rượt đuổi vô vọng. .