Hôn nhân là việc kết hợp tính giao giữa nam và nữ, nhưng không ở đâu, bất kỳ quốc gia nào, dù là khác nhau về chế độ chính trị xã hội, lại đồng nhất hôn nhân với quan hệ tính giao. Hôn nhân mang ý nghĩa văn hóa, là tiếng nói văn hóa của con người can thiệp vào tự nhiên và mang những đặc tính xã hội- kinh tế sâu sắc. Tùy thuộc vào điều kiện xã hội và những yếu tố văn hóa tộc người mà hôn nhân diễn ra theo nhiều hình thái khác nhau, vừa phản ảnh qui luật chung nhất sự phát triển của xã hội loài người qua các giai đoạn lịch sử, vừa mang những đặc thù văn hóa tộc người. | TẠP CHÍ PHT TRIỂN KH&CN, TẬP 9, SỐ 3-2006 ĐẶC TÍNH CỦA HÔN NHÂN TỪ NHỮNG DẪN LIỆU NHÂN HỌC Đặng Thị Kim Oanh Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM (Bi nhận ngày 14 tháng 02 năm 2006) TÓM TẮT : Hôn nhân là việc kết hợp tính giao giữa nam và nữ, nhưng không ở đâu, bất kỳ quốc gia nào, dù là khác nhau về chế độ chính trị xã hội, lại đồng nhất hôn nhân với quan hệ tính giao. Hôn nhân mang ý nghĩa văn hóa, là tiếng nói văn hóa của con người can thiệp vào tự nhiên và mang những đặc tính xã hội- kinh tế sâu sắc. Tùy thuộc vào điều kiện xã hội và những yếu tố văn hóa tộc người mà hôn nhân diễn ra theo nhiều hình thái khác nhau, vừa phản ảnh qui luật chung nhất sự phát triển của xã hội loài người qua các giai đoạn lịch sử, vừa mang những đặc thù văn hóa tộc người. Vì vậy, hôn nhân luôn là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học thuộc lĩnh vực xã hội-nhân văn. Bài nghiên cứu này, dưới góc độ lý thuyết và các dẫn liệu Nhân học nhằm bàn thêm về những đặc tính văn hóa-xã hội-kinh tế của hôn nhân. Trong tiếng Việt, theo Đòan Văn Chúc, Hôn nhân được ghép bởi hai từ gốc Hán là hôn và nhân. Hôn ((婚) là bố mẹ cô dâu (khác với hôn “昏” là buổi chiều không có bộ nữ “女?”), nhân ((姻) là bố mẹ chú rể. Hôn nhân cũng còn gọi là việc giá thú, được ghép từ hai từ HánViệt, trong đó giá (嫁) là việc lấy chồng, thú (娶) là việc lấy vợ. Theo ngữ nghĩa trên, khi gọi là hôn nhân là đứng trên quan điểm của cha mẹ hai bên gia đình lo dựng vợ gả chồng cho con, còn khi gọi là giá thú là trên quan điểm của đôi trai gái lấy nhau làm chồng làm vợ để lập thành gia đình. Như vậy, hôn nhân là phương thức để xây dựng, duy trì, củng cố và phát triển gia đình. Trên thực tế, hôn nhân vừa liên quan chặt chẽ tới toàn bộ hệ thống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp thường xuyên đến cuộc sống của mỗi cá nhân, vừa là biểu hiện sinh động của sắc thái văn hóa tộc người. Cho nên, hôn nhân không chỉ là sự thừa nhận tính hợp pháp của quan hệ giới tính mà còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa-xã hội-kinh tế khác. Vì vậy, hôn nhân luôn là đối