Ảnh hưởng của sự phân bố hệ cản chất lỏng nhớt đến khả năng kháng chấn của kết cấu

Bài báo khảo sát tác dụng chống động đất của hệ cản chất lỏng nhớt (Fluid viscous damper, FVD) qua kết quả phân tích động lực học một công trình 10 tầng bằng bêtông cốt thép (BTCT) chịu tác động động đất. Phản ứng cực đại của kết cấu được xác định cho trường hợp kết cấu không dùng FVD và kết cấu có dùng FVD với các cách phân bố FVD khác nhau và các giá trị hệ số cản khác nhau. Từ đó, hiệu quả kháng chấn của từng giải pháp phân bố FVD sẽ được đánh giá. | TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 9,Số 4-2006 ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÂN BỐ HỆ CẢN CHẤT LỎNG NHỚT ĐẾN KHẢ NĂNG KHÁNG CHẤN CỦA KẾT CẤU Bùi Đông Hoàn (1), Nguyễn Hữu Anh Tuấn (2), Chu Quốc Thắng (3) (1) Công ty LICOGI ,(2) Đại học Kiến Trúc TPHCM (2) Đại học Quốc Tế- ĐHQG- HCM (Bài nhận ngày 24 tháng 11 năm 2005, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 27 tháng 03 năm 2006) TÓM TẮT: Bài báo khảo sát tác dụng chống động đất của hệ cản chất lỏng nhớt (Fluid viscous damper, FVD) qua kết quả phân tích động lực học một công trình 10 tầng bằng bêtông cốt thép (BTCT) chịu tác động động đất. Phản ứng cực đại của kết cấu được xác định cho trường hợp kết cấu không dùng FVD và kết cấu có dùng FVD với các cách phân bố FVD khác nhau và các giá trị hệ số cản khác nhau. Từ đó, hiệu quả kháng chấn của từng giải pháp phân bố FVD sẽ được đánh giá. 1. GIỚI THIỆU Các hệ thống điều khiển kết cấu chống động đất thuờng được sử dụng là hệ cô lập móng và các thiết bị cản làm việc theo nguyên lý khác nhau (cản nhớt, cản đàn nhớt, cản ma sát, .) [2]. Hình 1 trình bày cấu tạo một dạng hệ cản lợi dụng tính nhớt của chất lỏng silicone do hãng Taylor Devices chế tạo. Lỗ cản hình vành khuyên được tạo thành bởi khoảng hở giữa mặt trong của cylinder và mặt ngoài của đầu pistol làm bằng đồng. Chất lỏng chuyển động với vận tốc cao qua lỗ hình vành khuyên tạo ra sự chênh áp suất tại đầu pistol và sinh ra lực cản. Hình dạng đầu pistol quyết định đặc trưng cản của thiết bị. Quan hệ giữa lực cản nhớt FD α và vận tốc tương đối u& giữa hai đầu thiết bị là FD=C u& sgn (u& ) . Khi α = 1 ta có hệ cản nhớt tuyến tính; khi α 1 thì ít gặp trong thực tế. Hình 1. Cấu tạo thiết bị cản nhớt của hãng Hình 2. Công trình có lắp đặt thiết bị cản Taylor Devices Do các thiết bị cản thường được bố trí ở vị trí các thanh giằng (hình 2) nên chúng làm việc song song với kết cấu, làm cho ứng xử của hệ kết cấu có thiết bị cản trở nên vô cùng phức tạp. Bài báo sẽ khảo sát tác dụng kháng chấn của hệ cản chất lỏng nhớt với một số cách phân bố hệ số

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.