Ở Việt Nam, việc nuôi hươu để lấy nhung làm thuốc bổ đã phổ biến ở nhiều nơi. Tuy nhiên, việc đánh giá chất lượng của các loại nhung này thông qua thành phần hóa học của chúng chưa được quan tâm đúng mức. | Science & Technology Development, Vol 13, 2010 KHẢO SÁT VÀ ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ HỢP CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC TRONG NHUNG HƯƠU SAO (Cervus nippon sp.) Nguyễn Phan Cẩm Tú, Phạm Thị Mỹ Bình, Đào Minh Ý, Khuất Lê Uyên Vy, Phạm Thị Ánh Hồng Trường Đại học Khoa Học Tự nhiên, ĐHQG-HCM (Bài nhận ngày 08 tháng 01 năm 2009, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 24 tháng 04 năm 2010) TÓM TẮT: Ở Việt Nam, việc nuôi hươu để lấy nhung làm thuốc bổ đã phổ biến ở nhiều nơi. Tuy nhiên, việc đánh giá chất lượng của các loại nhung này thông qua thành phần hóa học của chúng chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài tách chiết protein và xác định thành phần hóa học trong nhung hươu sao (Cervus nippon sp.) được nuôi tại Việt Nam, thu được kết quả như sau: Hàm lượng các chất khoáng vi lượng như Fe, Zn, Pb rất thấp. Hàm lượng tro, các chất khoáng đa lượng (như Ca, P) và collagen tăng dần từ phần đầu đến phần gốc của nhung hươu. Ngược lại, hàm lượng đường hòa tan tổng số, đường khử, lipid, protein và glucosamin giảm dần từ phần đầu đến phần gốc. Kết quả chạy HPLC cho thấy nhung hươu chứa 13 axit amin. Chúng tôi cũng đã phát hiện được các phân đoạn protein có trọng lượng phân tử thấp (≤ 10 kDa), là thành phần được xem là có hoạt tính sinh học. Từ khóa: nhung hươu, hợp chất có hoạt tính sinh học. THIỆU Từ lâu, nhung hươu đã được xem như một loại thuốc bổ quý và được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền phương Đông. Người ta cho rằng nhung hươu có thể tăng thêm sức mạnh của thân thể và cơ bắp, giảm bớt những triệu chứng của bệnh thấp khớp, cải thiện trí nhớ, tăng khả năng miễn dịch, tăng sức chịu đựng, chữa những vết loét, gãy xương, ảnh hưởng tốt đến huyết áp; cải thiện chứng thiếu máu, những thương tổn cột sống từ tai nạn xe cộ, cải thiện nghị lực, loãng xương và hỗ trợ trong những điều trị về ung thư [4]. Đầu thế kỷ thứ hai mươi, nhung hươu lần đầu tiên được quan tâm bởi các nhà khoa học phương Tây, bắt đầu ở Nga vào năm 1930. Các nhà khoa học Nga đã chế tạo một loại