Bài báo này trình bày kết quả của một nghiên cứu thực nghiệm nhằm xác định những tiền tố chủ yếu có tác động đến mức độ định hướng thị trường (MO) của doanh nghiệp. Khảo sát được thực hiện trên 300 doanh nghiệp hoạt động ở khu vực phía Nam Việt Nam. Kết quả cho thấy hai yếu tố Năng lực lãnh đạo và Thách thức của môi trường ảnh hưởng đáng kể đến mức độ MO của doanh nghiệp. Hai yếu tố này giải thích được 74% phương sai của MO. Các hàm ý về lý thuyết và ứng dụng cũng được trình bày. | TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 13, SỐ Q1 - 2010 CÁC TIỀN TỐ CỦA ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG: MỘT NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM Phạm Ngọc Thúy, Lê Nguyễn Hậu Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM (Bài nhận ngày 29 tháng 04 năm 2010, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 04 tháng 06 năm 2010) TÓM TẮT: Bài báo này trình bày kết quả của một nghiên cứu thực nghiệm nhằm xác định những tiền tố chủ yếu có tác động đến mức độ định hướng thị trường (MO) của doanh nghiệp. Khảo sát được thực hiện trên 300 doanh nghiệp hoạt động ở khu vực phía Nam Việt Nam. Kết quả cho thấy hai yếu tố Năng lực lãnh đạo và Thách thức của môi trường ảnh hưởng đáng kể đến mức độ MO của doanh nghiệp. Hai yếu tố này giải thích được 74% phương sai của MO. Các hàm ý về lý thuyết và ứng dụng cũng được trình bày. . Từ khóa: Định hướng thị trường, Năng lực lãnh đạo, Thách thức của môi trường. 1. GIỚI THIỆU Định hướng thị trường (Market Orientation – MO) là một trong những nguyên lý quan trọng nhất của marketing hiện đại (Pandelica và ctg., 2009). Khái niệm này đã được nhiều học giả trên thế giới nghiên cứu trong hơn hai thập kỷ qua (Brettel và ctg., 2008). Các nghiên cứu bắt đầu ở các nước phát triển rồi mở rộng dần sang các nước đang phát triển (Qu và Ennew, 2005). Phân tích các nghiên cứu về MO đã công bố trên thế giới cho thấy hầu hết tập trung vào việc kiểm chứng thành phần của MO và MO cao hơn các doanh nghiệp khác? Nói cách khác, những tiền tố (antecedents) nào có ảnh hưởng đến mức độ MO của doanh nghiệp? Đối với nhà quản lý, muốn phát triển MO ở doanh nghiệp của mình thì cần tập trung vào các yếu tố nào? Các vấn đề này đã được một số học giả quan tâm (Brettel và ctg., 2008; Foley và Fahy, 2004; Ozer và ctg., 2006; Flavian và Lozano, 2006; Qu và Ennew, 2005). Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu xem xét các tiền tố của MO trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi (transitional economy) như Việt Nam. mối quan hệ giữa MO với kết quả kinh doanh. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm trả Mặc dù các nghiên cứu này được thực .