Mục tiêu nghiên cứu nhằm phân tích tác động của nguồn lợi thủy sản đến sinh kế của người dân sống ở 2 xã Phú Lộc và Khánh An, huyện Tân Châu và An Phú, tỉnh An Giang và đưa ra kiến nghị cho chiến lược sinh kế của người dân sống ở 2 xã này. | Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 1 – 7 Trường Đại học An Giang TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN LỢI THỦY SẢN ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN DỄ BỊ TỔN THƯƠNG Ở TỈNH AN GIANG Phạm Xuân Phú1 ABSTRACT The study was carried out in Phu Loc, Tan Chau district and Khanh An, An Phu district, An Giang province to assess impacts of aquatic resources on livelihood of vulnerable people. The study also sought solutions for sustainable livelihood of local people. The quantitative and qualitative methods were used for surveys: indepth interview (for local authorities and local people), focus group discussions, and questionnaires. The results showed that people who lived along the river are poor, education-low, landless, and dependent on natural resources that their income resources were from natural fish exploitation and hired work; therefore, fish reduction resulted in their reduction of employment opportunity and income that caused their life unstable. About interviewed households in Khanh An commune, and in Phu Loc wanted to change their job. Approximately of interviewed households in Khanh An and in Phu Loc maintained their current jobs due to familiarity to fish exploitation, unavailable funds, no land, and no production facilities. Keywords: An Giang, Khanh An, natural aquatic resources, Phu Loc, livelihood Title: Impact of aquatic resources on livelihood of vulnerable people in An Giang province TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện ở 2 xã Phú Lộc và Khánh An, huyện Tân Châu và An Phú, tỉnh An Giang. Mục đích của nghiên cứu phân tích tác động của nguồn lợi thủy sản đến sinh kế của người dân dễ bị tổn thương ở 2 xã Phú Lộc và Khánh An, huyện Tân Châu và An Phú, tỉnh An Giang. Từ đó, đưa ra kiến nghị cho chiến lược sinh kế của người dân sống ở vùng nghiên cứu được hiệu quả và bền vững. Các thông tin được thu thập bằng cách kết hợp các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân sống ven sông là những người nghèo, trình độ học