Bài viết trình bày nền tảng tính thể học của lô gíc học và chân lý nhìn từ quan điểm triết học Heidegger. Cụ thể là bài viết tập trung vào cách Heidegger giải thích lý thuyết phán đoán (Urteilslehre) của Leibniz. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X4-2015 Chân lý, lô gíc, và siêu hình học: con đường triết lý từ Leibniz đến Heidegger Dương Ngọc Dũng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Bài viết trình bày nền tảng tính thể học của lô gíc học và chân lý nhìn từ quan điểm triết học Heidegger. Cụ thể là người viết tập trung vào cách Heidegger giải thích lý thuyết phán đoán (Urteilslehre) của Leibniz. Mục tiêu chung của bài viết là nhìn lại quá trình diễn biến của lịch sử triết học Tây Phương dựa trên quan điểm của Heidegger về chân lý được diễn giảng như “tình trạng không ẩn dấu” (Unverborgenheit). Từ khóa: tính thể học, siêu hình học, lô gíc học, phán đoán, mệnh đề, chân lý, sự tương hợp, trí năng, chân lý, Hiện-Tính (Dasein), Tính Thể (Sein), Heidegger, Leibniz Triết gia Đức, Gottfried Wilhelm Leibniz (16461716) là một khuôn mặt lỗi lạc trong lịch sử triết học phương Tây. Ông có nhiều đóng góp trong lãnh vực toán học, lô gíc, vật lý, đạo đức học, và thần học. Tư duy của ông phong phú, sâu thẳm, gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu hiện nay. Ngay cả Martin Heidegger (1889-1976), một triết gia có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong thế giới tư tưởng Tây Phương thế kỷ 20, người đã tự đặt cho mình nhiệm vụ phá hủy lịch sử siêu hình học phương Tây, cũng đã trân trọng dành cho Leibniz một loạt bài giảng được xuất bản thành tác phẩm Metaphysische Anfangsgründe der Logik im Ausgang von Leibniz (Nền tảng căn nguyên siêu hình của lô gíc học khởi đầu với Leibniz, viết tắt là MGL: bài giảng mùa hè ở đại học Marburg năm 1928, xuất bản 1978, dịch sang tiếng Anh 1984). Heidegger trong loạt bài giảng này (1928, một năm sau khi Sein und Zeit xuất bản) cung cấp một nghiên cứu toàn diện về nền tảng siêu hình học – hiểu như một hệ thống tri thức về thực tại – của lôgíc học hiện đại. Tầm quan trọng của tác phẩm này nằm ở điểm nó soi sáng một giai đoạn chuyển tiếp trong tư tưởng Heidegger trong Sein und Zeit như một nỗ lực vượt qua (Ueberwindung) siêu .